Các loại mỹ phẩm Nhật trước được áp thuế phổ biến ở mức 11 – 14,5%, nay chỉ còn 4 – 15%. Dự kiến đến năm 2018, các dòng mỹ phẩm trang điểm, dưỡng da sẽ chỉ còn mức thuế suất 1 – 4%
Mới đây, Chính phủ ban hành Nghị định 125/2016/NĐ-CP về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định giữa Việt Nam và Nhật Bản về đối tác kinh tế giai đoạn 2016-2019.
Theo đó, gần 7.000 mặt hàng từ Nhật Bản được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt (thuế suất VJEPA).
Đồ lót, quần áo thời trang từ Nhật được giảm thuế tới 20%, từ 7,5% xuống còn 5%, dự kiến chỉ còn 2% từ năm 2018.
Mỹ phẩm còn 4 – 15%, giảm mạnh so với mức cũ là 5,5 – 17%. Dòng mỹ phẩm trang điểm, dưỡng da theo lộ trình giảm thuế sẽ chỉ còn mức thuế suất 1 – 4% vào năm 2018.
Trong khi mức thuế suất được giảm khá mạnh tại các mặt hàng thời trang, làm đẹp, phương tiện đi lại nhập khẩu từ Nhật vẫn bị áp mức thuế khá cao.
Cụ thể, các loại ô tô chở hàng tự đổ, có trọng lượng dưới 5 tấn vẫn áp thuế 65%, xe trên 45 tấn mới được áp thuế 0%.
- Xe đông lạnh, xe thu gom phế thải áp thuế 25%. Các loại ô tô chở hàng khác áp mức thuế 78%.
- Linh kiện xe được áp thuế 0 – 15%, mức thuế suất cũ lên tới 17%.
- Mô tô, xe ga (scooter) và xe đạp có gắn động cơ giữ nguyên mức thuế 90%. Xe đạp, xe xích lô giữ nguyên mức thuế 80%. Xe đua giảm thuế từ 2% xuống mức 1%.
- Linh kiện lắp ráp xe máy, xe đạp vẫn ở mức cao. Cụ thể, áp thuế suất 17 – 45% đối với linh kiện xe máy, và mức chung 45% đối với linh kiện xe đạp. Riêng bánh xe mức thuế suất về 0%.
Chi tiết các mã hàng hóa và biểu thuế xem tại đây.
Bảo Bảo
Theo Trí Thức Trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét