Thứ Năm, 15 tháng 9, 2016

Chỉ có tiền ngân sách mới "giải cứu" được nợ xấu cho ngân hàng?

Đổi lại, ngân hàng phải chấp nhập bán nợ xấu theo giá thị trường. Một khoản nợ trên sổ sách của ngân hàng là 100 đồng nhưng giá thị trường hiện chỉ còn 20 đồng thì ngân hàng cũng cần phải dứt khoát bán và chịu lỗ 80 đồng.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đưa ra phương án dùng tiền ngân sách để xử lý một phần nợ xấu trong Dự thảo Đề án Tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 – 2020.

Tại hội thảo Hoàn thiện thể chế cho sợ phát triển bền vững hệ thống ngân hàng Việt Nam diễn ra mới đây, TS. Cấn Văn Lực, cố vấn cấp cao Chủ tịch HĐQT (Hàm Phó TGĐ) Ngân hàng BIDV cũng đồng tình với ý kiến cần phải có thêm ngân sách để xử lý nợ xấu.

TS Cấn Văn Lực cho rằng, nợ xấu chưa được giải quyết triệt để không phải vì việc xử lý của các ngân hàng chưa hiệu quả.

Ông cho biết, trong tổng nợ xấu thì hệ thống ngân hàng thương mại phải xử lý, tự xử lý 55% còn 45% bán cho Công ty Quản lý Tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) và theo các phương thức khác.

“Nói xử lý nợ xấu của ngân hàng chưa hiệu quả là chưa công bằng bởi vì hệ thống ngân hàng thương mại trong 4 năm qua phải hi sinh rất nhiều. Lợi nhuận của ngân hàng rất thấp, thấp nhất trong khu vực và đương nhiên có nhiều chuyện sa thải, bắt bớ, vụ kiện tụng tất cả đều liên quan đến tín dụng và nợ xấu của chúng ta”, TS Lực nói.

Theo công bố của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tỷ lệ nợ xấu ngành ngân hàng đã được đưa xuống dưới 3%, đến cuối tháng 6/2016, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống là 2,58%, giảm so với mức 2,78% vào tháng 5/2016 nhưng vẫn cao hơn mức 2,55% vào cuối năm 2015.

Theo số liệu của các tổ chức tín dụng và VAMC báo cáo, tổng các khoản nợ xấu được xử lý trong 6 tháng đầu năm đạt 59,71 nghìn tỷ đồng (giảm 14,55% so với cùng kỳ năm trước). Trong đó, bán nợ xấu cho VAMC (8,88 nghìn tỷ đồng) khách hàng trả nợ (30,98 nghìn tỷ đồng), sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu (7,24 nghìn tỷ đồng).

Lũy kế đến nay, VAMC thu hồi được khoảng 34.000 tỷ đồng, tương ứng khoảng 15% khối lượng nợ mua vào. Lãnh đạo VAMC cũng thừa nhận việc mua bán nợ xấu hiện còn khó khăn và vướng nhất là từ hành lang pháp lý cho thị trường mua bán nợ, không biết làm sao để bán nợ xấu.

Theo TS.Cấn Văn Lực, để giải quyết nợ xấu có 3 nút thắt cần tháo gỡ. Thứ nhất có nên dùng tiền ngân sách hay không?

“Trước đây là 2.000 tỷ cấp cho VAMC. Tôi đã trao đổi với 1 số giáo sư Harvad và họ cũng đồng ý rằng đã đến lúc Việt Nam phải dùng thêm ngân sách. Phải có thêm ngân sách thì VAMC mới có tiền tươi thóc thật để mua bán theo cơ chế thị trường”, TS. Lực phân tích.

Nút thắt thứ hai, ai là người bù lỗ cho phần nợ xấu VAMC đã mua về? Theo TS. Lực, cần có cơ chế mạnh dạn chia sẻ lỗ, lãi giống như cách mà Thái Lan cũng đang làm. Nếu VAMC bán được trên 75% giá trị trên sổ sách thì chia lãi, còn nếu dưới 75% thì chia lỗ.

Vấn đề thứ 3 là thị trường mua bán nợ. TS Lực cho rằng nhà đầu tư, tư nhân cực kỳ quan trọng trong thị trường mua bán nợ, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài nhưng phải làm thế nào để họ tham gia vào. Ai là người định giá, phải có cơ chế giải quyết vấn đề giá cả.

Chia sẻ với PV Infonet, Chuyên gia Tài chính Ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu cũng ủng hộ quan điểm dùng tiền ngân sách để xử lý nợ xấu.

“Mặc dù ngân sách đang bội chi, thâm hụt nhưng chúng ta phải tìm cách. Dùng ngân sách là giải pháp để xử lý nợ xấu. Phải trợ nợ bằng tiền thực chứ nếu cho trái phiếu không có thanh khoản trên thị trường thì không có ý nghĩa gì. Phải mua đứt bán đoạn, chuyển từ bán sang mua và người mua có quyền sử dụng tài sản bảo đảm”, TS. Hiếu nói.

Ông cho rằng việc VAMC mới chỉ xử lý được 15% nợ xấu, giải quyết nợ xấu không hiệu quả vì VAMC không mua nợ xấu từ các ngân hàng với giá thị trường, giá mua là giá sổ sách.

Do đó, để giải quyết việc này cần phải mua bán theo thị trường. Nghĩa là một khoản nợ trên sổ sách của ngân hàng là 100 đồng nhưng giá thị trường hiện chỉ còn 20 đồng thì ngân hàng cũng cần phải dứt khoát bán và chịu lỗ 80 đồng.

Bên cạnh đó, ông cũng cho rằng, nếu dùng ngân sách để mua nợ thì phải có đầu ra, có thị trường mua bán nợ.

“Các quốc gia như Thái Lan, Singapore, Malaysia, Hàn Quốc...đều có thị trường mua bán nợ. Còn chúng ta mới chỉ có 4 ông mua bán nợ, thị trường còn hẹp cần phải mở ra để nhà đầu tư nước ngoài tham dự. Ngoài ra chúng ta chưa có luật mua bán nợ nên vướng, luật pháp chưa hoàn chỉnh, thị trường không có. Nếu cứ chồng chéo thì việc xử lý tài sản bảo đảm rất khó khăn và không thể nào giải quyết nổi”, TS Hiếu chỉ ra.

Theo Diệu Thùy

Infonet

Đọc tiếp »

Ô tô cũ hết đường vào Việt Nam

Ngoài đóng các loại thuế như ô tô mới, ô tô cũ còn phải chịu thêm mức thuế tuyệt đối 5.000-17.000 USD/chiếc.

Thuế tăng khiến người Việt giảm mua ô tô nhập khẩu ‘Cơn bão’ giá ô tô nhập khẩu Thuế ô tô thay đổi xoành xoạch Đề xuất tăng mạnh thuế ô tô hạng sang Tăng đậm thuế ô tô: Xe sang khó sống.

Thủ tướng Chính phủ vừa chính thức ký ban hành Nghị định 122/2016 về biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối… đối với nhiều mặt hàng. Trong đó, nghị định mới có quy định thuế nhập khẩu đối với mặt hàng ô tô đã qua sử dụng.

Với cách tính thuế theo nghị định mới, các dòng ô tô cũ được nhập khẩu vào Việt Nam phải chịu mức thuế cao, thậm chí ô tô cũ có thể đắt hơn cả ô tô mới.

Ô tô cũ gánh bốn loại thuế

Theo biểu thuế kèm theo Nghị định 122/2016, mức thuế tuyệt đối dành cho các dòng ô tô đã qua sử dụng có dung tích động cơ dưới 1 lít được ấn định là 5.000 USD/chiếc, đối với các dòng dung tích 1-1,5 lít sẽ cộng thêm 10.000 USD trên mỗi chiếc xe được đưa về Việt Nam.

Trong khi đó, mức thuế hỗn hợp dành cho các mẫu ô tô chở chín người trở xuống có dung tích động cơ 1,5-2,5 lít sẽ được tính bằng giá tính thuế ô tô đã qua sử dụng nhân với mức thuế suất của dòng ô tô mới cùng loại và cộng thêm 5.000 USD cho mỗi chiếc được nhập cảng.

Đặc biệt là các dòng xe sử dụng động cơ dung tích lớn vừa phải chịu mức thuế suất thuế nhập khẩu tương đương với các dòng xe mới cùng loại và phải cộng thêm vào 15.000 USD cho mỗi chiếc trên 2,5 lít và 17.000 USD với các xe dung tích trên 3 lít.

Theo phân tích của giới kinh doanh ô tô, ô tô mới nhập khẩu về nước ta hiện chịu ba loại thuế là thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng. Trong khi đó, ô tô cũ ngoài ba loại thuế trên còn phải chịu thêm thuế tuyệt đối, tức chịu đến bốn loại thuế. Với cách tính thuế mới này thì nhập ô tô cũ đã qua sử dụng 1-3 năm không có lợi so với nhập khẩu ô tô mới.

“Việc chịu mức thuế tuyệt đối đã đẩy các loại thuế đối với ô tô cũ tăng lên khiến giá rất nhiều dòng ô tô cũ cao hơn so với giá ô tô mới nhập về. Điều này cũng có nghĩa là cửa để ô tô cũ nhập khẩu về Việt Nam bị thu hẹp” - đại diện một công ty nhập khẩu ô tô nhận định.

Ví dụ khi nhập một chiếc xe Toyota đời 2015 có dung tích động cơ dưới 1,5 lít, mới sử dụng được một năm. Theo thông lệ quốc tế, giá chiếc xe này sẽ được tính trừ đi 10% theo giá xe đời mới, tức giả sử giá xe mới là 20.000 USD thì giá xe cũ khoảng 18.000 USD. Nhưng sau khi cộng thêm thuế tuyệt đối 5.000 USD/xe, giá chiếc xe cũ nhập khẩu trên lên tới 23.000 USD, cao hơn giá xe mới nhập khoảng 3.000 USD.

Anh Lê Anh Đức, nhà ở quận Bình Thạnh, TP.HCM chia sẻ nhiều người bạn của anh lâu nay mua ô tô nhập khẩu đã qua sử dụng 1-2 năm từ Mỹ, châu Âu vì giá rẻ. Vì vậy, anh cũng dự tính mua xe đã qua sử dụng. “Tuy nhiên, do việc áp thuế tuyệt đối cao, mua ô tô mới nhập khẩu có lợi hơn mua ô tô cũ, do vậy tôi đang suy nghĩ lại” - anh Đức nói.

Tránh biến Việt Nam thành bãi rác xe cũ

Mặc dù Nghị định 122/2016 không nêu rõ lý do đánh thuế cao đối với ô tô cũ nhưng tại một số quyết định liên quan đến thuế nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng trước đó đã nêu rõ: Căn cứ tình hình thực tế trong từng thời kỳ, ban hành quyết định điều chỉnh tăng hoặc giảm trong phạm vi 20% mức thuế… nhằm ngăn ngừa hiện tượng khai giá xe nhập khẩu thấp hơn so với thực tế để trốn thuế, đảm bảo tuân thủ nguyên tắc công khai, minh bạch...

Một số chuyên gia cũng có chung nhận định rằng nghị định mới sẽ khiến thị trường ô tô cũ thu hẹp vì khi giá cao thì các công ty nhập khẩu lẫn người tiêu dùng sẽ quay lưng với dòng ô tô này. Tuy vậy, việc tăng thuế đối với ô tô cũ là cần thiết nhằm tránh biến Việt Nam thành bãi rác xe cũ, khuyến khích nhập xe mới, tiết kiệm nhiên liệu, bảo vệ môi trường. Ngoài ra nhằm kích cầu cho xe sản xuất, lắp ráp trong nước phát triển.

Nói thêm về vấn đề này, luật sư Trần Xoa, chuyên gia thuế, cho rằng: “Đối với xe cũ thì khó xác định được mức giá đúng để tính thuế nhập khẩu vì tùy tuổi thọ, kiểm định máy móc, linh kiện phụ tùng… Do vậy, việc áp dụng thuế tuyệt đối đối với ô tô cũ nhập khẩu là để tránh gian lận thuế, tránh thất thu thuế. Có nghĩa xe giá bèo hay xe cũ giá cao cũng phải đóng mức thuế tuyệt đối theo dung tích động cơ. Việc áp thuế tuyệt đối sẽ khuyến khích các công ty nhập khẩu những xe hiện đại, tạo sự bình đẳng về nghĩa vụ thuế”.

Ông Nguyễn Tấn, giám đốc một công ty nhập khẩu ô tô tại TP.HCM, cũng nêu thực tế có tình trạng xe mới hợp thức hóa thành xe cũ để nhập khẩu về Việt Nam nhằm né thuế. Do đó cơ quan chức năng đã áp thuế tuyệt đối nhằm ngăn chặn tình trạng trên.

Thêm “vòng kim cô” với xe nhập khẩu

Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Bộ GTVT góp ý về dự thảo thông tư quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu. Theo đó, Bộ Công Thương đề nghị bổ sung quy định phải có “giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường hoặc giấy tờ tương đương”.

Như vậy, ngoài yêu cầu phải có bản chính “giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất hoặc phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng” được quy định tại dự thảo thông tư, doanh nghiệp muốn nhập khẩu ô tô sẽ phải có thêm giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật về bảo vệ môi trường hoặc các loại giấy tờ có giá trị tương đương.

Trước đó, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng trong các trường hợp phải kiểm tra thực tế tại Việt Nam, nếu yêu cầu thêm bản chính giấy chứng nhận và phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng như tại dự thảo là không cần thiết; gây khó khăn, phức tạp về thủ tục hành chính mà không có tác dụng bảo đảm chất lượng xe theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Tiền nhập ô tô tăng gần 20 lần

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong tám tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập khẩu khoảng 71.000 xe, trị giá gần 1,6 tỉ USD. So với cùng kỳ năm ngoái, lượng xe nhập khẩu ít hơn hơn 23.000 xe nhưng giá trị lại cao gấp 19 lần. Thái Lan là thị trường lớn nhất cung cấp ô tô cho Việt Nam, kế sau là Hàn Quốc, Trung Quốc và Ấn Độ.

Theo QUANG HUY

PLO

Đọc tiếp »

“Việt Nam đang nhập siêu thép mỗi năm 6-7 tỷ USD”

Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng lên tiếng trước những ý kiến trái chiều về dự án thép Cà Ná (Ninh Thuận)...

“Ngay cả khi tỉnh Ninh Thuận không đề xuất nhà đầu tư là tập đoàn Hoa Sen làm, thì Bộ cũng đưa dự án thép tại Cà Ná trở lại quy hoạch ngành và tìm nhà đầu tư sau, vì đây là thời điểm tiềm năng để đầu tư vào ngành thép”.

Đó là khẳng định của ông Trương Thanh Hoài, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương) với báo chí trước những ý kiến trái chiều về dự án thép Cà Ná (Ninh Thuận), do tập đoàn Hoa Sen đề xuất đầu tư.

Theo đại diện Bộ Công Thương, dự án thép Hoa Sen - Cà Ná tiền thân là dự án tổ hợp thép Vinashin - Lion từng được Thủ tướng xem xét, phê duyệt cách đây 8 năm, đã có giấy chứng nhận đầu tư và đã trong quy hoạch ngành thép được duyệt.

Tuy nhiên, sau đó liên doanh này không thể triển khai do tập đoàn Vinashin đổ vỡ, đối tác Lion cũng gặp khó khăn về tài chính, vì thế Bộ Công Thương khi đó quyết định tạm rút ra khỏi quy hoạch.

Sau đó, trong quá trình rà soát tình hình thực hiện quy hoạch từ cuối năm 2014 đến nay, Bộ Công Thương đã nghiên cứu những địa điểm khả thi có thể đặt được nhà máy thép, trong đó đã tính tới việc đưa trở lại dự án thép ở Cà Ná.

“Việc bổ sung dự án thép Hoa Sen - Cà Ná tại Ninh Thuận không đốt cháy giai đoạn, không vội vàng. Đồng thời cũng không vượt cấp hay không tuân thủ quy trình bổ sung quy hoạch”, ông Hoài nói.

Nói về việc đưa vào quy hoạch đối với dự án, đại diện Bộ Công Thương cho hay, sau khi rà soát từ cuối 2014, tới tháng 1/2016, Bộ trưởng Công Thương đã ban hành quyết định điều chỉnh quy hoạch cho toàn bộ ngành thép Việt Nam. Đến tháng 7/2016 thì tỉnh Ninh Thuận có văn bản gửi Bộ đề xuất và vị trí Cà Ná cũng phù hợp với nghiên cứu trước đó của Bộ, vì thế Bộ đã bổ sung vào quy hoạch.

Sau bước này, chủ đầu tư sẽ lập báo cáo tiền khả thi trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình Thủ tướng quyết định chủ trương. Sau đó, chủ đầu tư mới lập báo cáo nghiên cứu khả thi, rồi thiết kế cơ sở…

Do đây là dự án thép quy mô lớn, nên sẽ xem xét phê duyệt theo từng giai đoạn, chứ không phải làm một lúc. Giai đoạn 1 triển khai thành công thì mới cấp phép giai đoạn 2.

Lãnh đạo Vụ Công nghiệp nặng cũng nhấn mạnh, để dự án triển khai, xây dựng còn phải trải qua rất nhiều bước nữa. Riêng vấn đề tổng vốn đầu tư có thể lên tới hơn 10 tỷ USD, Bộ cũng đã nghiên cứu, xem xét kỹ năng lực tài chính của doanh nghiệp kỹ qua nhiều năm, mới quyết định đưa vào quy hoạch.

Trước thông tin cho rằng, nếu cấp phép cho dự án này, nguồn cung thép trong nước có thể dư thừa, ông Hoài cho biết, Việt Nam vẫn đang phải nhập khẩu một lượng thép lớn, nhập siêu thép mỗi năm khoảng 6-7 tỷ USD. Riêng 8 tháng đầu năm 2016, Việt Nam nhập 14 triệu tấn thép và dự kiến cả năm là 22 triệu tấn thép thô quy đổi, nên không thể nói là chúng ta thừa thép.

Trong khi đó, Việt Nam đang sở hữu nguồn nguyên liệu quặng sắt lớn. Chỉ riêng mỏ sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh) sau đánh giá cho thấy mỗi năm có thể khai thác 10 triệu tấn quặng. Còn trữ lượng mỏ quặng sắt tại Tây Nguyên chưa được đánh giá, song ước tính khoảng 2,2 tỷ tấn.

Dự báo 4 năm nữa, nhu cầu thép cả nước sẽ ở mức 27 triệu tấn, thì ngay cả khi giai đoạn 1 của Formosa đi vào hoạt động cả nước vẫn thiếu 15 triệu tấn thép và sẽ tăng lên hơn 22 triệu tấn vào 2025.

Bên cạnh đó, theo ông Trương Thanh Hoài, hàng loạt dự án thép dù đã được cấp phép nhưng đến nay vẫn triển khai chậm hoặc chưa thể đi vào hoạt động… Do đó, nếu không sớm bổ sung dự án mới thì 4 năm nữa, ngành thép ngày càng phụ thuộc vào nhập khẩu, nhập siêu ngày càng trầm trọng.

Đối với những lo ngại của dư luận về vấn đề môi trường nếu dự án thép này đi vào hoạt động, đại diện Vụ Công nghiệp nặng nói, hiện pháp luật về môi trường, về đầu tư xây dựng tương đối chặt chẽ. Từ bài học Formosa, Việt Nam đã rút ra nhiều kinh nghiệm, kể cả trong quá trình đánh giá tác động môi trường, vận hành thử nghiệm các dự án thép và vận hành sau này. Bản thân chủ đầu tư cũng sẽ rút ra cho mình kinh nghiệm khi triển khai dự án này.

Đặc biệt, sau sự cố Formosa, tới đây tất cả các dự án công nghiệp sẽ được các bộ ngành cùng người dân giám sát chặt chẽ, ông Hoài nói.

Theo Song Hà

VnEconomy

Đọc tiếp »

Cước vận tải biển toàn cầu rục rịch tăng sau vụ Hanjin phá sản

Một tin tốt với Hanjin là Mỹ đã chấp thuận đơn xin bảo hộ phá sản của hãng này...

Hãng vận tải biển lớn nhất thế giới Maersk Line dự báo cước vận tải hàng hóa bằng đường biển sẽ tăng trong ngắn hạn và hãng sẽ có thêm khách hàng mới sau vụ phá sản của đối thủ Hàn Quốc Hanjin Shipping Co..

“Chắc chắn chúng ta sẽ chứng kiến phản ứng của thị trường thể hiện qua giá cước”, ông Klaus Rud Sejling, người phụ trách mạng lưới Đông-Tây của Maersk, nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters. “Vấn đề nằm ở chỗ điều gì sẽ xảy ra với giá cước trong dài hạn. Trong ngắn hạn, giá cước sẽ tăng, nhưng có nhiều nhân tố khác có thể ảnh hưởng tới giá cước trong trung và dài hạn”.

Hanjin, hãng vận tải biển lớn nhất Hàn Quốc với 97 tàu, mới đây đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản. Nhiều tàu của Hanjin đã bị các cảng biển ở Mỹ, châu Á và châu Âu từ chối, khiến những con tàu này buộc phải “vật vờ” ngoài khơi.

Tuy nhiên, một tin tốt với Hanjin là Mỹ đã chấp thuận đơn xin bảo hộ phá sản của hãng này, đồng nghĩa với việc tàu của Hanjin sẽ không bị các chủ nợ bắt tại Mỹ. Ngoài ra, nhà chức trách Mỹ cũng đã cho phép tàu Hanjin vào cảng Port of Long Beach ở California để dỡ hàng.

Trong một diễn biến khác, cổ đông lớn nhất của Hanjin, hãng hàng không Korean Air Lines hôm thứ Bảy vừa rồi đã nhất trí cung cấp số vốn 60 tỷ Won, tương đương 54 triệu USD, để giúp Hanjin trả chi phí dỡ hàng khỏi tàu container.

Theo nhà phân tích Lars Heindorff thuộc công ty SEB, việc giá cước vận tải biển tăng sau vụ phá sản của Hanjin có thể giúp lợi nhuận ròng của Maersk Line trong năm 2016 tăng thêm tới 760 triệu USD. Tuy nhiên, do việc tăng giá cước này khó có thể kéo dài, nên nhiều khả năng lợi nhuận ròng của hãng vận tải biển Đan Mạch này sẽ chỉ tăng thêm dưới 200 triệu USD.

Một báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ hôm thứ Năm tuần trước cho biết giá cước vận tải container đã tăng gấp đôi kể từ tháng 5 và có thể tiếp tục tăng cao hơn. Tháng 9 này, giá cước vận tải container loại 40 feet (hơn 12 mét) từ Bờ Tây của Mỹ sang châu Á là 1.700 USD, từ mức 788 USD hồi tháng 5.

Theo Thăng Điệp

VnEconomy

Đọc tiếp »

Cú sốc sụp đổ của đại gia vận tải biển Hanjin sẽ tác động thế nào đến xuất khẩu Hàn Quốc?

Chính phủ Hàn Quốc hiện đang rất cố gắng để giảm thiểu tác động tiêu cực từ vụ phá sản bằng việc bơm tiền cho Hanjin và đồng thời hỗ trợ để các chủ nợ không bắt tàu của Hanjin.

Là một trong những nước đứng đầu trong nhóm các nền kinh tế xuất khẩu hàng đầu của thế giới, xuất khẩu đóng góp đến hơn 50% GDP Hàn Quốc. Những năm gần đây, xuất khẩu Hàn Quốc gặp khó khi đồng won tăng giá so với đồng yên tại nhiều thị trường xuất khẩu chính.

Cùng lúc đó, việc Trung Quốc không ngừng cố gắng hạ giá đồng nhân dân tệ cũng gây ra không ít khó khăn cho xuất khẩu của Hàn Quốc. Trước đây, hàng điện tử là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Hàn Quốc vào Trung Quốc. Những năm gần đây, sự lớn mạnh của ngành sản xuất điện thoại di động Trung Quốc đã khiến người Trung Quốc không còn mặn mà với hàng Hàn Quốc nữa.

Cho đến nay, truyền thông thế giới chỉ mải để ý đến việc giá dầu thấp tác động tiêu cực đến các nền kinh tế xuất khẩu dầu mỏ Trung Đông mà dường như quên mất rằng các sản phẩm dầu mỏ cũng là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Hàn Quốc. So với mức đỉnh hơn 100 USD cách đây 2 năm, giá dầu hiện chỉ bằng chưa đến nửa và cũng không có nhiều dấu hiệu cho thấy giá dầu sẽ sớm hồi phục.

Tình hình sụt giảm của xuất khẩu Hàn Quốc đã trở nên đáng báo động. Chuyên gia kinh tế thuộc ngân hàng HSBC, ông Federic Neuman, khẳng định sự sụt giảm của xuất khẩu Hàn Quốc khá tồi tệ trong thời gian gần đây sẽ không chỉ tác động đến nước này mà còn ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu chúng của toàn thế giới.

Theo lý giải của ông, chủ yếu Hàn Quốc xuất khẩu sản phẩm cần đến công nghệ cao với nguồn phụ tùng, linh kiện đến từ nhiều nước khác trong khu vực. Tác động dây chuyền sẽ đến từ mối liên kết chặt chẽ đó. Đến năm 2015, xuất khẩu Hàn Quốc tưởng như đã hồi phục nhẹ thì lại đối đầu với cú sốc mới.

Sự phục hồi của xuất khẩu Hàn Quốc được cho là sẽ phải đối diện với không ít thách thức do những hậu quả từ vụ phá sản của hãng vận tải biển Hanjin. Hanjin đã nộp đơn xin phá sản tại tòa án ở Seoul và Mỹ trong thời gian gần đây.

Đại diện của Hanjin cho biết khoảng 68 chiếc tàu lớn của hãng với rất nhiều hàng hóa các loại hiện vẫn đang lênh đênh ngoài biển. Những chiếc tàu này đã không thể hoạt động từ Chủ nhật tuần vừa rồi bởi nhà quản lý hàng loạt các cảng biển trên thế giới từ chối tiếp nhận tàu của Hanjin. Họ lo sợ sẽ không được thanh toán tiền. Nhiều nhà cung cấp của Hanjin đồng thời từ chối tiếp thêm nhiên liệu cho tàu Hanjin.

Theo nhận định của giới phân tích, xuất khẩu của Hàn Quốc chắc chắn chịu nhiều tác động tiêu cực khi Hanjin không thể vận chuyển được lượng hàng hóa Hàn Quốc cực lớn trên các con tàu của mình. Số liệu từ Bộ Chiến lược và Tài chính Hàn Quốc cho thấy tính đến cuối năm 2015, Hanjin chiếm 6,6% thị phần trong ngành vận tải biển Hàn Quốc.

Suốt từ tháng 12/2014 cho đến nay, tức là trong 20 tháng, xuất khẩu của Hàn Quốc liên tục sụt giảm. Tháng 8/2016, lần đầu tiên sau nhiều tháng, giá trị xuất khẩu hàng hóa của Hàn Quốc tăng 2,6% lên 40,1 tỷ USD.

“Khi hoạt động của Hanjin tê liệt, xuất khẩu Hàn Quốc chắc chắn chịu nhiều tác động tiêu cực. Trong ngắn hạn, chắc chắn chính phủ Hàn Quốc và các nhà xuất khẩu sẽ không dễ để tìm ra nhà vận tải thay thế cho khối lượng hàng hóa lớn khủng khiếp như vậy”, chuyên gia kinh tế cao cấp tại công ty chứng khoán Kyobo, ông Lim Dong-min, dự báo. Cho đến trước khi phá sản, Hanjin từng nhiều năm là tập đoàn vận tải tàu container lớn thứ 7 trên thế giới.

Chính phủ Hàn Quốc hiện đang rất cố gắng để giảm thiểu tác động tiêu cực từ vụ phá sản bằng việc bơm tiền cho Hanjin và đồng thời hỗ trợ để các chủ nợ không bắt tàu của Hanjin. Hanjin cho biết hãng đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản tại hàng chục nước trên thế giới, trong đó có Mỹ, để bảo vệ tài sản.

Cùng lúc đó, Bộ Hàng hải Hàn Quốc cũng đã triển khai gửi 13 tàu của hãng đối thủ Hyundai Merchant Marine (HMM), trong đó 4 tàu chạy thẳng về hướng Mỹ và 9 tàu chạy đến các vùng biển châu Âu, để giúp bốc dỡ hàng hóa mang đến các địa điểm đã ký hợp đồng nhận hàng hóa xuất khẩu của Hàn Quốc.

HMM hiện là hãng vận tải container lớn thứ 2 tại Hàn Quốc với 65 tàu container và khối lượng vận chuyển tương đương 447 nghìn TEU. Thời gian gần đây, hãng cũng đã đối diện với một số khó khăn tài chính nhất định, tuy nhiên hãng đã vượt qua được khoảng thời gian khủng khoảng khi mà các chủ nợ đồng ý gia hạn thời gian trả nợ.

Hiện tại ở Hàn Quốc có một số công ty vận tải container khác quy mô nhỏ hơn như Korea Marine Transport hay Pan Ocean, tuy nhiên không hãng nào có thể nhanh chóng tăng được công năng vận chuyển nhằm bù đắp cho sự thiếu vắng của Hanjin, đại diện Bộ Hàng hải Hàn Quốc nhận xét.

Còn giới phân tích tin rằng Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc đang đối diện với nhiều sức ép nới lỏng chính sách tiền tệ bởi xuất khẩu sẽ có thể lại giảm sâu. Thứ Sáu tuần này, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc sẽ có cuộc họp bàn về chính sách.

“Chúng tôi nhận định rằng Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc sẽ phải hạ lãi suất cơ bản đồng Won trong thời gian tới, dù họ không muốn thế. Đơn giản là bởi khi nhu cầu nội địa yếu, tác động tích cực từ các gói kích thích tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc giảm bớt khiến nhu cầu hàng hóa Hàn Quốc đi xuống, thị trường tiêu dùng nội địa tăng trưởng yếu, chắc chắn chính phủ sẽ phải hành động”, chuyên gia kinh tế tại ngân hàng BNP Paribas, ông Mark Walton, nhận định.

Hiện tại, lãi suất cơ bản đồng Won Hàn Quốc là 1,25%, Hàn Quốc hạ lãi suất lần gần nhất vào tháng 6/2016.

Ngọc Thanh

Theo Trí Thức Trẻ

Đọc tiếp »

Từ nay, mỹ phẩm, đồ thời trang từ Nhật về Việt Nam được giảm thuế tới 30%

Các loại mỹ phẩm Nhật trước được áp thuế phổ biến ở mức 11 – 14,5%, nay chỉ còn 4 – 15%. Dự kiến đến năm 2018, các dòng mỹ phẩm trang điểm, dưỡng da sẽ chỉ còn mức thuế suất 1 – 4%

Mới đây, Chính phủ ban hành Nghị định 125/2016/NĐ-CP về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định giữa Việt Nam và Nhật Bản về đối tác kinh tế giai đoạn 2016-2019.

Theo đó, gần 7.000 mặt hàng từ Nhật Bản được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt (thuế suất VJEPA).

Đồ lót, quần áo thời trang từ Nhật được giảm thuế tới 20%, từ 7,5% xuống còn 5%, dự kiến chỉ còn 2% từ năm 2018.

Mỹ phẩm còn 4 – 15%, giảm mạnh so với mức cũ là 5,5 – 17%. Dòng mỹ phẩm trang điểm, dưỡng da theo lộ trình giảm thuế sẽ chỉ còn mức thuế suất 1 – 4% vào năm 2018.

Trong khi mức thuế suất được giảm khá mạnh tại các mặt hàng thời trang, làm đẹp, phương tiện đi lại nhập khẩu từ Nhật vẫn bị áp mức thuế khá cao.

Cụ thể, các loại ô tô chở hàng tự đổ, có trọng lượng dưới 5 tấn vẫn áp thuế 65%, xe trên 45 tấn mới được áp thuế 0%.

- Xe đông lạnh, xe thu gom phế thải áp thuế 25%. Các loại ô tô chở hàng khác áp mức thuế 78%.

- Linh kiện xe được áp thuế 0 – 15%, mức thuế suất cũ lên tới 17%.

- Mô tô, xe ga (scooter) và xe đạp có gắn động cơ giữ nguyên mức thuế 90%. Xe đạp, xe xích lô giữ nguyên mức thuế 80%. Xe đua giảm thuế từ 2% xuống mức 1%.

- Linh kiện lắp ráp xe máy, xe đạp vẫn ở mức cao. Cụ thể, áp thuế suất 17 – 45% đối với linh kiện xe máy, và mức chung 45% đối với linh kiện xe đạp. Riêng bánh xe mức thuế suất về 0%.

Chi tiết các mã hàng hóa và biểu thuế xem tại đây.

Bảo Bảo

Theo Trí Thức Trẻ

Đọc tiếp »

Nghịch lý ngành khai khoáng Việt Nam: Khai thác nhiều, ngân sách chẳng được bao nhiêu!

Theo tính toán của PGS.TS Lê Xuân Trường (Học viện Tài chính), tỷ trọng số thu từ thuế tài nguyên (trừ dầu thô) những năm qua tuy có xu hướng tăng lên, song vẫn chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, xấp xỉ trên 1% trong tổng thu ngân sách nhà nước.

Đây là thông tin được đưa ra tại Toạ đàm “Việt Nam tham gia Sáng kiến Minh bạch trong Công nghiệp khai thác ( EITI ): Cơ hội hay rào cản?” diễn ra sáng nay tại Hà Nội.

Ngân sách mất hơn 21.000 tỷ...

Theo đó, Việt Nam hiện là quốc gia có nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối phong phú, đa dạng. Trong 3 thập kỷ qua, ngành công nghiệp khai thác khoáng sản của Việt Nam đã mở rộng nhanh chóng về mặt quy mô.

Cụ thể, Việt Nam đứng thứ 7 về khai thác dầu thô ở khu vực châu Á Thái Bình Dương; đóng góp 2,3% tổng sản lượng thiếc, 1,8% tổng sản lượng xi măng, 1% sản lượng barite trên thế giới; một số mỏ khoáng sản khác cũng được khai thác với số lượng lớn gồm than, dầu thô, khí thiên nhiên, chì, apatite...

Tuy nhiên, hiện ngành khai khoáng đang tồn tại một vấn đề lớn, đấy là nghịch lý khi sản lượng khai thác lớn, nhưng đóng góp cho ngân sách nhà nước còn thấp.

Thống kê của tổ chức Pan Nature cho biết, năm 2011, nhà nước thu được khoảng 7.954 tỷ thuế tài nguyên ngoài dầu khí, chiếm khoảng 1,1% ngân sách. Sang đến năm 2012, con số này giảm xuống còn 6.539 tỷ đồng, chiếm 0,9% ngân sách. Đến 2013, mức này có tăng nhẹ, thành 7.462 tỷ đồng, chiếm 1% ngân sách.

Các chuyên gia đánh giá mức thất thu trong khai thác tài nguyên chiếm khoảng 5 – 25% GDP, mà theo Tổng cục Thống kê thì GDP từ ngành khai khoáng 2014 của Việt Nam là 426.184 tỷ, ước tính năm 2014 ngân sách thất thu từ 21.309 đến 106.546 tỷ đồng.

Muôn hình vạn trạng để né thuế...

Các khoản thu như thuế tài nguyên chủ yếu dựa trên sản lượng, chất lượng, giá bán và thuế suất. Lợi dụng những khe hở từ những yếu tố này, nhiều đơn vị khai thác đã tìm cách tránh, né thuế. Theo các chuyên gia trong ngành, các cách lách luật bao gồm: khai báo sản lượng thấp hơn thực tế; khai báo chất lượng thấp hơn thực tế; không khai báo đầy đủ, trung thực về các kim loại quý hiếm thu hồi được; lập giá bán thấp hơn thực tế; kê khai khống các chi phí; lợi dụng các chính sách ưu đãi về thuế...

Mỏ vàng Bồng Miêu và Phước Sơn thuộc tập đoàn Besra (Canada) là một ví dụ. Thuế suất áp dụng cho 2 mỏ vàng này có chênh lệch lớn nên Besra Việt Nam đã “phù phép” sản lượng vào 2 mỏ này để giảm thiểu số thuế phải nộp.

Mỏ vàng Bồng Miêu được cấp phát cách đây 16 năm, thời điểm mỏ nhận được ưu đãi thuế tài nguyên ở mức 3% , thuế thu nhập doanh nghiệp là 18% và có ưu đãi tuyệt đối: vừa được xuất khẩu, vừa được tiêu thụ nội địa.

Trong khi đó, mỏ vàng Phước Sơn thì có giấy phép cách đây 6 năm, đang phải áp mức thuế tài nguyên là 15% giá trị sản phẩm khai thác, thuế thu nhập doanh nghiệp bằng 40% lợi nhuận thu được và chỉ được xuất khẩu chứ không được tiêu thụ trong nước.

Vì vậy, mỏ vàng Phước Sơn đã chuyển vàng sang cho mỏ Bồng Miêu. Sự việc chỉ được phát hiện khi nhà máy vàng Bồng Miêu dừng khai thác để sửa chữa nhưng liên tục xuất hoá đơn bán vàng cho các cửa hàng, doanh nghiệp vàng trong nước với doanh thu lên đến hơn 188 tỷ đồng.

Ngoài những hình thái kể trên, nhiều doanh nghiệp nhỏ cá nhân còn có hiện tượng khai thác lậu, xuất khẩu lậu tài nguyên, gây thất thoát, lãng phí cho ngân sách nhà nước.

Theo TS Lê Xuân Trường, có 3 yếu tố kẽ hở khiến cho doanh nghiệp lợi dụng gian lận thuế và các khoản thu khác.

Một là minh bạch hoá trong công nghiệp khai khoáng còn chưa tốt, chưa phát huy được vai trò giám sát của cộng đồng.

Hai là công tác quản lý khai thác khoáng sản của chính quyền địa phương chưa tốt, để khai thác lậu xảy ra nhưng không ngăn chặn được.

Ba bà công tác phối hợp giữac cơ quan thuế địa phương và cơ quan quản lý tài nguyên môi trường còn chưa tốt.

Do đó, TS Trường kiến nghị Chính phủ nhanh chóng tham gia vào Sáng kiến minh bạch ngành công nghiệp khai khoáng (EITI). Bởi, chỉ có minh bạch hoá ngành khai khoáng mới giúp trám đầy các kẽ hở bên trong quản lý thu ngân sách từ khoáng sản, nâng cao hiệu quả thu ngân sách nhà nước.

Hiện trên thế giới đã có 53 quốc gia tham gia vào EITI, trong đó có nhiều quốc gia phát triển như Anh, Mỹ và Nauy. Việt Nam cũng đã tiếp cận và xem xét tham gia sáng kiến này từ năm 2007 tuy nhiên vì nhiều lý do cho đến nay vẫn chưa có quyết định chính thức.

Theo Đình Phương

Trí thức trẻ/CafeF

Đọc tiếp »

​Đề xuất bỏ quỹ bình ổn giá bán lẻ điện và thóc, gạo

Tại dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 177 về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giá, Bộ Tài chính vừa có đề xuất bỏ nội dung lập quỹ bình ổn giá đối với điện bán lẻ và thóc, gạo tẻ thường.

Sở dĩ có đề xuất này, theo lý giải của Bộ Tài chính, hiện nay trong giá điện vẫn còn một số ít chi phí còn treo lại.

Như số liệu mới nhất vừa được Bộ Công thương công bố, chi phí chưa hạch toán vào giá thành đến hết năm 2014 do lỗ chênh lệch tỉ giá là hơn 1.682 tỉ đồng.

Mặt khác, theo lộ trình, tới đây khi thực hiện thị trường bán lẻ điện cạnh tranh thì việc tồn tại một quỹ tài chính dùng để bình ổn giá bán lẻ điện là không phù hợp.

Đối với mặt hàng thóc, gạo tẻ thường, Bộ Tài chính cho biết hiện giá thóc , gạo tẻ thường đang thực hiện theo cơ chế thị trường và tương đối ổn định. Bên cạnh đó, liên tục mấy năm gần đây Chính phủ cũng chỉ đạo thực hiện mua tạm trữ thóc, gạo nhằm ổn định thị trường.

Việc thực hiện chính sách thu mua tạm trữ thóc, gạo đã góp phần giữ ổn định mức giá trong nước.

Do đó, việc lập quỹ bình ốn giá đối với thóc, gạo tẻ thường là không cần thiết.

Theo L.Thanh

Tuổi trẻ

Đọc tiếp »

Khách vay gói 30.000 tỷ chuẩn bị chịu lãi suất cao gấp đôi

Nếu khách hàng có khoản tiền chưa được giải ngân tính đến 31/12/2016 là 200 triệu đồng, lãi suất áp cho khoản vay này có thể ở mức 22 triệu đồng/năm thay vì chỉ 10 triệu đồng/năm, và mức chênh lệch lãi suất lớn này tiếp tục kéo dài trong 10 – 15 năm tiếp theo.

Thay vì hưởng lãi suất 5% theo gói 30.000 tỷ, sau ngày 31/12/2016, khách vay gói này sẽ phải chịu lãi suất thả nổi, tùy theo thỏa thuận giữa ngân hàng với khách hàng.

Điều này đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quy định tại Thông tư số 25/2016TT-NHNN ban hành ngày 29/7/2016.

Cụ thể, về phương án gia hạn giải ngân gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng theo Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ, NHNN quy định: Riêng đối với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình để mua, thuê, thuê mua nhà ở, xây dựng mới, cải tạo sửa chữa lại nhà ở của mình, thời gian giải ngân của các ngân hàng từ nguồn tái cấp vốn của NHNN để cho vay hỗ trợ nhà ở được thực hiện tối đa đến ngày 31/12/2016.

Về lãi suất, Thông tư cũng quy định: Sau thời điểm ngân hàng kết thúc giải ngân từ nguồn tái cấp vốn của NHNN, ngân hàng tiếp tục giải ngân cho khách hàng đối với số tiền chưa giải ngân hết theo hợp đồng tín dụng đã ký bằng nguồn vốn của ngân hàng trên cơ sở lãi suất cho vay thỏa thuận và chính sách khách hàng của từng ngân hàng.

Đây là thông tư gỡ khó cho gói tín dụng 30.000 tỷ vào thời điểm đó, khi các ngân hàng thương mại đồng loại nâng lãi suất cho vay gói tín dụng này từ ngày 1/6.

Về mức lãi suất thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng, vào thời điểm giữa năm, đã có ngân hàng nâng lãi suất cho vay đối với các khoản giải ngân sau ngày 31/5 lên tới 11%, hơn gấp đôi mức lãi suất gói 30.000 tỷ (lãi suất gói tín dụng 30.000 tỷ được ấn định ở mức 5% và kéo dài từ 10 – 15 năm).

Lấy ví dụ một gia đình có khoản tiền chưa được giải ngân tính đến 31/12/2016 là 200 triệu đồng, lãi suất áp cho khoản vay này sẽ ở mức 22 triệu đồng/năm thay vì chỉ 10 triệu đồng/năm, và mức chênh lệch lãi suất lớn này tiếp tục kéo dài trong 10 – 15 năm tiếp theo cho đến khi khách hàng trả hết cả gốc lẫn lãi khoản vay.

Về quy định này, Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HOREA) lo ngại nhiều dự án nhà ở xã hội giao nhà sau ngày 31/12/2016 và có thể gây khó khăn cho nhóm khách hàng dòng sản phẩm này do không thích nghi kịp với biến động về lãi suất.

Ngày 12/9, HOREA đã gửi văn bản hỏa tốc đề nghị chủ đầu tư các dự án nhà ở xã hội, dự án nhà ở thương mại đã tham gia gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng khẩn trương đẩy nhanh tiến độ xây dựng hoàn thiện công trình nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng, hoàn thành bàn giao nhà cho khách hàng (tốt nhất là trước ngày 15/12/2016) để khách hàng kịp giải ngân trước ngày 31/12/2016.

Về tiến độ giải ngân gói 30.000 tỷ đồng, theo NHNN, tính đến 10/5/2016, các ngân hàng đã ký hợp đồng cam kết cho vay 34.826 tỷ đồng đối với 56.240 khách hàng, đã giải ngân theo tiến độ dự án đạt 25.800 tỷ đồng.

Trong đó, đối với khách hàng cá nhân, đã cam kết cho vay 27.447 tỷ đồng với 56.112 khách hàng, giải ngân 20.812 tỷ đồng.

Bảo Bảo

Theo Trí Thức Trẻ

Đọc tiếp »

Không có lý do gì để dùng ngân sách nhà nước xử lý nợ xấu!

Nợ xấu do lỗi của các ngân hàng, người nộp thuế chẳng có tội tình gì mà phải chịu nhìn đồng tiền thuế của mình được tiêu vào những hố đen do người khác tạo ra.

Theo dự thảo kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) đã đề xuất dùng ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Bộ Tài chính được giao soạn thảo đề án nghiên cứu khả năng bố trí nguồn lực ngân sách nhà nước để xử lý một phần nợ xấu , dự kiến trình Quốc hội thông qua.

Lý do biện minh cho dùng ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu

Đề xuất lấy ngân sách xử lý nợ xấu được không ít các chuyên gia ủng hộ. Các ý kiến đưa ra để biện minh cho việc dùng ngân sách nhà nước xử lý nợ xấu là bởi nợ xấu tuy đã giảm nhưng vẫn còn đáng kể, tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với an toàn, hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Trong khi đó, việc xử lý nợ xấu đã mua của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) còn chậm chủ yếu do cơ chế, chính sách về xử lý tài sản bảo đảm còn bất cập, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xử lý nợ xấu. Do đó, để cắt giảm nhanh chóng tỉ lệ nợ xấu vào năm 2020 một cách bền vững, tiến đến xóa hoàn toàn nợ xấu khỏi bảng cân đối kế toán của các ngân hàng thương mại (NHTM), đặc biệt các ngân hàng được kiểm soát đặc biệt, thì cần phải có quyết tâm chính trị trong vấn đề xử lý nợ xấu, mà ở đây chính là dùng ngân sách nhà nước.

Vì hệ thống NHTM trong 4 năm vừa qua đã phải hy sinh rất nhiều, khi phải tự xử lý 55% nợ xấu, còn 45% bán cho VAMC, vì thế mà lợi nhuận giảm mạnh (và đến nay, 55% nợ xấu ở ngân hàng cũng đã được cơ bản xử lý), (nên ý nói) bây giờ là lúc cần phải có sự tham gia gánh vác của nhà nước bằng cách dùng ngân sách xử lý nợ xấu.

Con số ngân sách cụ thể sẽ tùy vào khả năng cần đối ngân sách của chính phủ, nhưng sẽ rơi vào khoảng 5.000 đến 10.000 tỷ đồng. Số tiền này gấp 3 đến 5 lần số tiền 2.000 tỷ trước đây ngân sách đã từng bỏ ra để đầu tư cho VAMC mua nợ xấu. Tuy vậy, số tiền này sẽ chỉ là vốn mồi để VAMC mua nợ xấu với giá thị trường, sau đó quay vòng vốn. Nghĩa là khi đã bán được nợ xấu ra thị trường thì lại dùng tiền đó để mua nợ xấu vào. Cùng với đó, có thể phát hành thêm trái phiếu nợ xấu để bán ra thị trường. Tuy nhiên, trái phiếu này không giống trái phiếu đặc biệt của VAMC hiện nay, mà nó sẽ được chính phủ bảo lãnh để tăng tính thanh khoản.

Nhưng lý do trên là không thỏa đáng

Thứ nhất, bởi việc xử lý nợ xấu sau khi mua về của VAMC nếu vẫn còn chậm thì phải khắc phục, đẩy nhanh nó lên. Nếu những bế tắc về cơ chế, chính sách hoạt động của VAMC vẫn không được khắc phục thì dù có dùng đến ngân sách nhà nước để rót cho VAMC mua nợ xấu, về nguyên tắc, nợ xấu lại càng thêm “chất đống” ở VAMC mà không thể giải phóng được, do đầu ra vẫn bị tắc nghẽn như cũ.

Thứ hai, bởi việc xử lý nợ xấu tại các NHTM vẫn còn chậm chạp là do các ngân hàng được tái cơ cấu, vẫn có cơ hội “ém” nợ xấu để “mua thời gian” hy vọng một ngày nào đó, bằng phép màu nào đó, thị trường các tài sản thế chấp sẽ sáng sủa, hoặc con nợ sẽ sống lại, mạnh khỏe, tự nguyện trả nợ v.v…

Nhưng điều này là viển vông vì nhiều con nợ đã thực sự hoặc trên danh nghĩa chết lâm sàng. Nhiều khoản nợ xấu là hậu quả của những hành động gian lận, vụ lợi của nhân viên đến sếp cao nhất của nhiều NHTM (ví dụ như ở Ngân hàng Đại Tín, nay là Ngân hàng Xây dựng) nên chúng mãi mãi là nợ cực xấu, chỉ tồn tại trên sổ sách chứ khó có khả năng phục hồi giá trị. Nếu các NHTM bị buộc phải ghi nhận đúng bản chất các khoản nợ xấu này và trích lập dự phòng đầy đủ cho chúng thì tốc độ xử lý nợ xấu sẽ tăng đột biến, và tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống NHTM cũng sẽ giảm đột biến mà chẳng cần phải dùng đến ngân sách nhà nước.

Thứ ba, bởi hiện tại, theo công bố của NHNN thì tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống NHTM chỉ ở dưới mức 3%. Tỷ lệ này nếu đúng là vậy thì chẳng có lý do gì mà phải lo ngại cho sức khỏe và tính ổn định, an toàn của hệ thống ngân hàng. Kể cả tính kèm vào đó nợ xấu nằm tại VAMC thì từ mấy năm nay, các NHTM vẫn trích lập dự phòng đầy đủ theo quy định nên cũng không thể cho rằng tình hình sẽ đột nhiên xấu đi, thoát khỏi tầm kiểm soát, nếu VAMC hay các bản thân các NHTM không xử lý thêm được nợ xấu.

Nếu vẫn cứ lo lắng với quan ngại thì có nghĩa là tỷ lệ nợ xấu thực sự phải cao hơn con số này rất nhiều. Mà như vậy thì việc cần làm trước tiên là phải thanh tra và công bố một tỷ lệ nợ xấu thực sự từ đó mới có thể đưa ra “đơn thuốc” điều trị được. Nếu còn che giấu, làm đẹp nợ xấu thì mọi giải pháp chữa chạy đều vô ích.

Thứ tư, bởi nợ xấu phát sinh trong hệ thống NHTM chủ yếu là do lỗi của bản thân NHTM hoặc của các doanh nghiệp, mà phần nhiều là doanh nghiệp nhà nước. Người nộp thuế chẳng có tội tình gì ở đây mà phải chịu nhìn đồng tiền thuế của mình được tiêu vào những hố đen do người khác tạo ra.

Nên xử lý nợ xấu trước tiên phải là từ phía NHTM, dùng toàn bộ lợi nhuận của NHTM (kèm thêm vốn cổ đông, nếu cần). Chừng nào NHTM vẫn còn báo lãi, dù ít hơn trước, hoặc các cổ đông liên quan chưa bị trừng phạt vì đã (trực tiếp, gián tiếp) để nợ xấu phát sinh thì chẳng có lý do gì nhà nước phải bỏ tiền ra xử lý nợ xấu thay cho họ.

Thứ năm, bởi việc xử lý nợ xấu dùng ngân sách nhà nước đã được thử nghiệm với con số 2.000 tỷ đồng rót cho VAMC, nhưng kết quả ra sao thì nay đã rõ. Nên nếu dù có tăng lên thêm 5.000-10.000 tỷ đồng thì về bản chất nó cũng chẳng khác con số 2.000 tỷ trước kia là mấy, đặc biệt khi so với con số nợ xấu tuyệt đối vài trăm nghìn tỷ đồng “tồn kho” tại VAMC.

Hơn nữa, như đã nói ở trên, vấn đề xử lý nợ xấu không hiệu quả tại Việt Nam là do có một VAMC có cơ chế xử lý nợ xấu chưa phù hợp, và tại các ngân hàng không có động cơ quyết liệt xử lý nợ xấu, chứ không phải là VAMC không có “tiền tươi thóc thật” để mua nợ xấu (theo giá thị trường). Nếu đề xuất dùng ngân sách như hiện nay được chấp nhận thì có thể nhìn ra một viễn cảnh tiếp tục xin thêm ngân sách vì VAMC vẫn xử lý nợ xấu chậm!

Cuối cùng, lưu ý thêm, những phân tích ở trên không chỉ vạch ra sự vô lý của đề xuất dùng ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu mà còn đồng thời vạch ra đường hướng để xử lý nợ xấu một cách hữu hiệu hơn ở Việt Nam.

TS. Phan Minh Ngọc

CafeF/Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và kế hoạch 17.000 tỷ

Đúng thời điểm này năm ngoái, cân đối ngân sách Nhà nước ở trạng thái căng thẳng, do huy động qua trái phiếu Chính phủ khó khăn. Sự nới lỏng đến sau đó, khi Quốc hội cho phép trở lại huy động kỳ hạn ngắn, 3 năm.

Khi đó, thị trường chú ý ở diễn biến của lãi suất trái phiếu Chính phủ, liên tục tăng; mức 6,4% rồi 6,5%/năm… là một tham chiếu áp lực cho việc giữ ổn định mặt bằng lãi suất trên thị trường, cụ thể là với chính sách tiền tệ.

Nhưng nay, tình thế đã hoàn toàn khác.

Tính toán lạc quan

Tính đến ngày 31/8/2016, Kho bạc Nhà nước đã huy động gần xong kế hoạch cả năm, lượng trái phiếu Chính phủ phát hành đã đạt tới 96%. Phần nhỏ còn lại có thể sẽ xong hẳn cuối tháng 9 đầu tháng 10.

Một tính toán lạc quan: sau khi Chính phủ huy động xong lượng vốn cần trong năm 2016, còn lại cả quý cuối năm, với vốn và thanh khoản dư thừa của hệ thống ngân hàng hiện nay, lãi suất trên thị trường dân cư và doanh nghiệp có hy vọng giảm. Nói cách khác, gánh nặng đáp ứng nhu cầy vay của Chính phủ đã được xử lý, Ngân hàng Nhà nước có điều kiện để tập trung hơn chính sách dân sinh (lãi suất cho vay).

Thực tế, nếu nhìn ở góc độ Chính phủ đi vay, tham chiếu mức lãi suất 6,4-6,5%/năm kỳ hạn 5 năm của năm ngoái, thì năm nay chỉ còn khoảng 5,7-6%/năm. Chính phủ đã được giảm “lãi suất cho vay”, ngân sách bớt đi một phần đáng kể về chi phí đi vay.

Kết quả trên cần nhìn sang việc điều hành chính sách tiền tệ. Nhìn lại, 2016 đang là năm chính sách tài khóa có được sự phối hợp, hậu thuẫn tốt nhất từ chính sách tiền tệ, ở khía cạnh tạo nguồn và góp phần giảm chi phí Chính phủ đi vay.

Nay, khi kế hoạch huy động của Chính phủ cơ bản gần xong, còn lại quý cuối năm, kỳ vọng lạc quan rằng chính sách tiền tệ, hay Ngân hàng Nhà nước sẽ có điều kiện để tập trung hơn cho mục tiêu giảm lãi suất cho vay doanh nghiệp và dân cư.

Về kỹ thuật, hiện tượng chèn lấn của nhu cầu trái phiếu Chính phủ cơ bản được giải quyết thuận lợi và sớm, dòng vốn bớt bị chia sẻ sẽ dồn ra thị trường nhiều hơn, cung lớn hơn thì giá (lãi suất cho vay) có thể giảm thêm.

Con số của tình huống

Ghi nhận kỳ vọng lạc quan đó, nhưng một chuyên gia VnEconomy tham vấn lưu ý: vẫn còn 17.000 tỷ đồng xếp hàng chờ phát hành từ nay đến cuối năm. Nhưng đây là con số của tình huống, hơn là nhìn nhận ở khía cạnh áp lực.

Trước khi nói đến kế hoạch 17.000 tỷ đó, chuyên gia này cho rằng cần phải nhìn lại bối cảnh, rồi đặt tình huống dự tính Chính phủ sẽ lựa chọn.

Như trên, nửa cuối 2015, yêu cầu cân đối ngân sách Nhà nước đặt ra căng thẳng. Quốc hội đã có nghị quyết nới, cho phép trở lại phát hành trái phiếu Chính phủ kỳ hạn ngắn, 3 năm. Cùng đó, con số dự kiến phát hành 3 tỷ USD trái phiếu ngoại tệ được đưa ra, bảo lưu cho đến nay.

Hiện vẫn chưa có kế hoạch cụ thể huy động 3 tỷ USD này. Còn theo kế hoạch vay trả nợ của Chính phủ năm 2016, con số cụ thể đặt ra là 17.000 tỷ đồng.

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài chính theo dõi, xem xét điều kiện thị trường vốn trong nước và quốc tế để linh hoạt thực hiện huy động 17.000 tỷ đồng thông qua các hình thức khác như: phát hành trái phiếu ngoại tệ trong nước, phát hành trái phiếu quốc tế...

Quy mô trên chỉ khoảng 800 triệu USD, nhưng lại trở thành một điển hình linh hoạt từ kết quả của chính sách. Đến nay, chính sách tiền tệ, với sự điều hành của Ngân hàng Nhà nước đã góp phần tạo ra điều kiện lớn: huy động trái phiếu Chính phủ thuận lợi cả về lượng và giá.

Với thuận lợi và đà hiện có, tình huống huy động 17.000 tỷ nói trên trong nước là một phương án đặt ra. Như trên, tương ứng chỉ khoảng 800 triệu USD, không lớn, nhưng đáng được chú ý ở sự lựa chọn của Chính phủ.

Huy động trong nước có thể giảm thiểu được chi phí đi vay so với ra thị trường quốc tế. Nhưng ở đây là huy động trái phiếu ngoại tệ. Có hai lựa chọn đặt ra.

Thứ nhất, Chính phủ vẫn phát hành trái phiếu ngoại tệ trong nước, huy động chỉ khoảng 800 triệu USD đó. Nhưng, yếu tố nguồn và tính bền vững nguồn của đầu mối đáp ứng, cạnh tranh giữa các đầu mối đáp ứng được đặt trong điều kiện lãi suất huy động USD hiện áp trần 0%/năm, kỳ hạn trái phiếu là dài.

Bên cạnh đó, các yếu tố trên có thể tác động nhất định đến sự ổn định của tỷ giá. Lãi suất trái phiếu ngoại tệ cộng với kỳ vọng phá giá VND hẳn là điểm hấp dẫn đối với nhu cầu nắm giữ và đầu tư ngoại tệ trên thị trường.

Thứ hai, với nhiều cân nhắc nói trên, tình huống khác là Chính phủ vẫn huy động 800 triệu USD đó, nhưng vòng qua trái phiếu VND, rồi mua ngoại tệ. Như thế vừa tranh thủ cả trạng thái vốn dư thừa của hệ thống ngân hàng cùng sự thuận lợi của đà phát hành trái phiếu Chính phủ hiện nay, vừa tranh thủ nguồn cung ngoại tệ thương mại khá dồi dào (bằng chứng là Ngân hàng Nhà nước liên tục mua vào, hiện đã đạt trên 10 tỷ USD tính từ đầu năm).

Và nếu chọn đường vòng này, tác động liên quan đến vấn đề tỷ giá cũng sẽ được hạn chế.

Trong giả thiết Chính phủ chọn cách này, chuyển qua huy động bằng trái phiếu nội tệ, các điểm còn lại chủ yếu là kỹ thuật và trình Quốc hội phê duyệt tại kỳ họp sắp tới, bởi đây là sự thay đổi so với kế hoạch cho phép trước đó.

“Theo tôi, cách nào có lợi thì chọn thôi. Quy mô cũng không quá lớn, nên điểm nhấn ở đây là thay đổi của bối cảnh, điều kiện của hoạt động huy động vốn cho ngân sách. Đã có khác biệt so với năm ngoái, trong đó đáng chú ý ở hoạt động điều hành, điều tiết của chính sách tiền tệ”, chuyên gia VnEconomy tham vấn nhìn nhận.

Theo Minh Đức

Vneconomy

Đọc tiếp »

Vênh khổ đường sắt, vận tải Lào Cai - Trung Quốc bị nghẽn

Nếu giải quyết được “điểm nghẽn” về kết nối khổ đường sắt giữa Lào Cai với Trung Quốc, sản lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường sắt sẽ tăng rất mạnh, thậm chí có thể lên đến nhiều triệu tấn/năm.

Ưu tiên kết nối đường sắt Lào Cai - Trung Quốc

Vênh nhau về khổ đường sắt giữa Việt Nam và Trung Quốc là điểm nghẽn lớn trong việc kết nối vận tải giữa Lào Cai nói riêng, các tỉnh phía Bắc nói chung với Trung Quốc trong nhiều năm qua. Chia sẻ về vai trò tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, ông Lê Kim Thành, Tổng giám đốc Ban QLDA đường sắt cho biết, đây là tuyến đặc biệt quan trọng, nằm trên hành lang kinh tế Đông - Tây. Tuy nhiên, hiện tuyến đường đang bị vướng mắc về kết nối khổ đường sắt giữa hai bên nên gặp nhiều khó khăn.

Đường sắt ở Trung Quốc chủ yếu là khổ tiêu chuẩn 1.435 mm và chỉ duy trì đường sắt khổ hẹp 1.000 mm, đường lồng (gồm cả khổ 1.000 mm và khổ 1.435 mm) tại một số tuyến ngắn, nhà ga khu vực biên giới giáp Lào Cai. Trong khi đó, đường sắt từ Lào Cai đi Hải Phòng vẫn là đường khổ 1.000 mm nên chưa phát huy được”, ông Thành thông tin.

Không chỉ có hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Trung Quốc, hiện khá nhiều nước quan tâm đến việc xuất khẩu hàng Việt Nam bằng đường sắt quá cảnh Trung Quốc đi các nước Trung Á và châu Âu. Gần đây, tại cuộc làm việc với Bộ GTVT, ông Kanat Aipysbayev, Phó chủ tịch Đường sắt Kazakhstan cũng bày tỏ mong muốn hợp tác với Việt Nam trong vận chuyển hàng hóa theo con đường này, nhất là sang Kazakhstan và từ Kazakhstan đi các nước khác.

Theo ông Vũ Tá Tùng, Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt VN, hàng từ đường sắt Việt Nam đi đến các ga từ Sơn Yêu đến Thập Lý Thôn của đường sắt Trung Quốc không phải sang toa, chuyển tải. Tuy nhiên, nếu hàng xuất vận chuyển sâu vào nội địa Trung Quốc bằng các tuyến khác vẫn phải thực hiện sang toa chuyển tải từ toa xe khổ 1.000 mm sang toa xe khổ 1.435 mm tại ga Hà Khẩu Bắc. Ngược lại, hàng liên vận từ Trung Quốc sang Việt Nam cũng phải sang toa.

“Mạng lưới đường sắt sâu nội địa Trung Quốc không còn khổ đường 1.000 mm nên lượng toa xe chạy khổ đường này để sang toa chuyển tải rồi chạy sang Việt Nam rất ít”, ông Tùng nói.

Theo Thanh Thúy

Báo giao thông

Đọc tiếp »

Báo cáo tài chính Nhà nước được công khai: Người dân và DN được gì?

Nhà nước và các địa phương sẽ công khai báo cáo tài chính trên mạng để mọi người dân đều được biết và giám sát từ năm 2018.

Đây là nội dung trong dự thảo nghị định về báo cáo tài chính Nhà nước đang được Bộ Tài chính đưa ra lấy ý kiến.

Vậy cụ thể khi các báo cáo tài chính Nhà nước được công khai, người dân và doanh nghiệp được gì? Nhà nước sẽ được gì?