Thứ Ba, 6 tháng 12, 2016

Thủ tướng chấp thuận dự án khu công nghiệp 6.000 tỷ đồng ở Bình Dương

Thủ tướng đồng ý chủ trương đầu tư dự án khu công nghiệp Việt Nam - Singapore III. Dự án có quy mô 1.000 ha, tổng mức đầu tư hơn 6.000 tỷ đồng, nằm tại Bình Dương.

Thủ tướng Chính phủ vừa chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore III.

Dự án có quy mô diện tích quy hoạch là 1.000 ha tại xã Hội Nghĩa, thị xã Tân Uyên và xã Tân Lập, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

Thời hạn thực hiện dự án là 50 năm với tổng mức đầu tư thực hiện là 6.407 tỷ đồng.

Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Bình Dương chỉ đạo chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện dự án theo ý kiến của các bộ, ngành; thực hiện việc ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định.

Đồng thời chỉ đạo đôn đốc các đơn vị liên quan phối hợp với chủ đầu tư xác định và lựa chọn phương án thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư; giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất; thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016-2020) theo quy định.

Thủ tướng giao UBND tỉnh Bình Dương yêu cầu chủ đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi triển khai thực hiện Dự án; đồng thời có các biện pháp giám sát chặt chẽ các dự án đầu tư vào KCN, đặc biệt là các dự án có nguy cơ ảnh hưởng tới môi trường.

Bình An

Theo Trí Thức Trẻ

Đọc tiếp »

Phó tổng giám đốc SCIC: Người đại diện vốn Nhà nước chỉ có tiếng không có miếng, thoái vốn xong có khả năng “ra đường”!

Trong buổi hội thảo diễn ra sáng nay (29/11), dành hơn một nửa thời gian phát biểu, ông Lê Song Lai, Phó TGĐ Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) kêu “khổ” hộ 222 người đại diện vốn Nhà nước của SCIC tại các doanh nghiệp.

Tính đến hết 9/2016, số lượng người đại diện vốn Nhà nước của SCIC là 222 người; trong số đó, cán bộ của SCIC là 54 người, chuyên trách tại doanh nghiệp là 163 người, công chức tham gia kiêm nhiệm là 5 người.

Thông qua chế độ báo cáo của những người này, SCIC đã chỉ đạo, tham mưu và tư vấn kịp thời cho người đại diện trong vai trò là thành viên HĐQT, BKS và lãnh đạo doanh nghiệp trong quá trình quản lý, điều hành và ra các quyết định lớn. Có vai trò quan trọng, nhưng cơ chế cho những người này vẫn còn nhiều bất cập.

Lương thưởng kém, động viên nhau bằng... lời nói

Theo bật mí của ông Lê Song Lai, nguồn cung những người đại diện vốn Nhà nước trên thị trường rất hạn chế, thậm chí là hiếm vì ở Việt Nam chưa ai coi việc ngồi HĐQT là một nghề nghiệp, phần lớn chỉ xem đấy là công việc tay trái.

Dù hiếm, dù quan trọng, nhưng hiện chế độ đãi ngộ, thù lao hay lương thưởng cho những người đại diện đang không tương xứng với công sức họ bỏ ra. “Dù luật đã cho phép người đại diện được hưởng thù lao nhưng thực tế là tất cả 222 người này của SCIC không nhận được bất cứ một đồng nào từ người sử dụng”, ông Lai nói.

Không còn cách nào khác, những người như ông Lai chỉ còn biết cách động viên họ bằng “lời nói” hay dùng lá phiếu của mình để ủng hộ cho họ tham gia vào HĐQT để được hưởng thù lao của Hội đồng này.

“Số tiền này chúng tôi không truy thu lại, họ được hưởng”, ông cho biết.

Bởi lẽ, đối với những người là cán bộ của SCIC, tất cả thù lao họ được nhận tại doanh nghiệp phải nộp hết về cho SCIC.

“Có người bảo tôi, anh ngồi nhiều HĐQT thế anh được hưởng hết. Nhưng không có đâu, nộp về hết. Làm người đại diện vốn Nhà nước quyền lợi không như mọi người nghĩ, trách nhiệm thì có nhưng quyền lợi thì không tương xứng!”, ông Lai hài hước.

Trách nhiệm ở đây có thể đơn giản như là việc báo cáo, mà ông nhận định là “chặt chẽ đến ngột thở”. Cụ thể, đến năm thứ 12, các quy định về báo cáo của người đại diện càng chặt chẽ, càng nhiều, càng thường xuyên liên tục, càng chi tiết cụ thể. Và dù biết là điều này sẽ hạn chế tính sáng tạo, chủ động của người đại diện, nhưng ông cũng không biết làm cách nào bởi đấy là luật, là quy định.

Hay phức tạp nữa là cách mà các cổ đông khác nhìn vào những người đang đại diện cho Nhà nước mà theo đó, họ kỳ vọng cao hơn. Ông Lai kể nhiều khi có những kiện tụng sai phạm của doanh nghiệp, toà án cũng “vời” cổ đông Nhà nước đến, vì nghĩ họ có trách nhiệm.

“Vì chúng tôi là cổ đông Nhà nước nên có quyền và nghĩa vụ liên quan!”, ông nói.

Thoái vốn Nhà nước xong là thất nghiệp?

Cũng theo ông, làm người đại diện rất khổ, vì có thể bị thất nghiệp bất cứ lúc nào sau khi SCIC bán vốn xong. Nếu doanh nghiệp, có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì sẽ được ký hợp đồng, hưởng lương như người lao động bình thường. Nhưng, nếu các ông chủ mới không sử dụng nữa thì sẽ bị chấm dứt hợp đồng, “thành ra đường”.

“Nhiều người đã đến tìm, bảo: các ông phải bố trí công ăn việc làm cho tôi, tôi vẫn còn tuổi lao động nhưng cũng không biết phải làm như thế nào!”, ông Lai kể.

Do đó, ông cho rằng đây là một chính sách bất cập, cần phải thay đổi. Nó vừa không đúng với người đại diện, vừa nảy sinh vấn đề liên quan đến tốc độ thoái vốn của doanh nghiệp. Bởi lẽ, cứ thoái vốn xong là những người này có thể không được sử dụng nữa, thoái vốn đồng nghĩa với mất hợp đồng, mất công ăn việc làm...

“Nhiều người đại diện không ủng hộ việc thoái vốn, thoái vốn nghĩa là ra đường, nhất là khi họ không sở hữu một tỷ lệ nào trong doanh nghiệp”, ông Lai cho biết.

Mà nếu không vướng vào câu chuyện trên, thì người đại diện cũng gặp nhiều nhiêu khê khác. Bởi lẽ, theo quy định của pháp luật, người đại diện vốn Nhà nước được xem như là công chức nên toàn bộ quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm, bãi miễn thực hiện như một công chức.

Ông Lai kể, có những trường hợp có người đại diện có năng lực nhưng đến tuổi về hưu, doanh nghiệp đang thoái vốn gần xong cũng buộc phải chấm dứt, nếu không, khi thanh tra kiểm tra sẽ phê bình là “níu kéo, để người ta bám giữ ghế lâu dài”. Nhưng cũng có trường hợp mâu thuẫn, nếu thẳng tay làm, thì lại bị bảo là “cứng nhắc, người ta đang làm tốt...”.

Do đó, ông Lai cho rằng việc coi người đại diện như công chức là hạn chế lớn nhất, cần phải thay đổi trong tương lai, để cho người đại diện vốn Nhà nước có thể yên tâm công tác, cống hiến cho nhiệm vụ được giao.

Theo Đức Minh

Theo Trí Thức Trẻ

Đọc tiếp »

"Tháng 6/2017 thay thế toàn bộ xăng A92 bằng xăng nhiên liệu sinh học là chưa chính xác"

Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng đã khẳng định thông tin trên tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra cuối giờ chiều nay.

Trả lời câu hỏi về thời điểm chính xác đưa xăng nhiên liệu sinh học E5 và E10 vào hoạt động, ông Hoàng Quốc Vượng - Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, Chính phủ đã có quyết định 53 về triển khai từng bước đưa xăng E5 và E10 vào hoạt động.

Tuy nhiên, giá xăng dầu thế giới biến động thất thường từ 150 USD/thùng giờ còn 50 USD. Nguyên nhân này đã ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ xăng E5, E10.

"Việc tiêu thụ là rất khó khăn, có 4 nhà máy sản xuất xăng nhiên liệu sinh học thì chỉ còn nhà máy Tùng Lâm còn hoạt động, công suất khoảng 150.000 tấn/năm. 3 nhà máy còn lại thì chưa sản xuất hoặc đắp chiếu. Vì thế, chưa có quyết định cuối cùng về thời điểm đưa 2 loại xăng này ra thị trường. Tháng 6/2017 là thời điểm thay thế hoàn toàn xăng A92 bằng xăng nhiên liệu sinh học E5, E10 là chưa chính xác", ông Vượng khẳng định.

Đại diện Bộ Công Thương cũng nói thêm, sản xuất xăng nhiên liệu sinh học ở Việt Nam có khó khăn rất lớn về nguyên liệu đầu vào (Việt Nam chưa có vùng nguyên liệu lớn), và khó sản xuất quy mô lớn. Với các quốc gia như Brazil, Mỹ thì đầu vào cho sản xuất xăng nhiên liệu sinh học rất rẻ với nguồn cung lớn.

Theo Trí Thức Trẻ

Đọc tiếp »

Hà Nội thu thuế nội địa đạt gần 90% dự toán

Theo số liệu mới nhất từ Cục Thuế Hà Nội, tính đến thời điểm 24-11, tổng thu ngân sách do Cục Thuế Hà Nội quản lý thu (không bao gồm thu từ cổ tức, lợi nhuận sau thuế của Trung ương) là 138.629 tỷ đồng.

Số thu này đã đạt 89,7% dự toán pháp lệnh năm 2016. Trong đó, thu nội địa không bao gồm dầu thô đạt 136.755 tỷ đồng, đạt 90% dự toán pháp lệnh.

Để có kết quả như vậy, thời gian qua Cục Thuế Hà Nội đã thực hiện nghiêm túc, kịp thời sự chỉ đạo của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân TP Hà Nội và sự chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế. Cục Thuế Hà Nội đã triển khai quyết liệt, đồng bộ hiệu quả các chức năng, quy trình quản lý, đảm bảo thu đúng, thu đủ, kịp thời các khoản thu vào ngân sách Nhà nước, phấn đấu hoàn thành dự toán thu ngân sách năm 2016 đã được Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế giao.

Đồng hành cùng người nộp thuế, Cục Thuế Hà Nội cũng đã tích cực tổ chức, triển khai đồng bộ, có hiệu quả các cơ chế, chính sách của Nhà nước, tạo điều kiện tốt nhất để người nộp thuế được thụ hưởng đầy đủ các chính sách ưu đãi về thuế. Đồng thời, cơ quan Thuế cũng luôn chủ động nghiên cứu, bám sát địa bàn, doanh nghiệp và người nộp thuế, tăng cường đối thoại tiếp xúc trực tiếp để nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện pháp luật thuế.

Theo Thùy Linh

Báo hải quan

Đọc tiếp »

Tinh giản bộ máy Bộ Công thương, có đụng đến thành phần con ông cháu cha?

Với kế hoạch sắp xếp lại, giảm số Cục, Vụ, Viện tại Bộ Công thương để bộ máy bớt cồng kềnh, tại buổi họp báo thường kỳ của Chính phủ chiều ngày 29/11, báo chí đã đặt ra câu hỏi, liệu thành phần con ông, cháu cha có bị đụng đến?

Trả lời cho câu hỏi này, Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng cho biết, việc sắp xếp lại Bộ là theo chỉ đạo của Chính phủ.

Theo đó, trong năm 2016, tất cả các Bộ ban ngành phải xây dựng lại Nghị định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các bộ ngành.

“Đối với Bộ Công thương, trong thời gian vừa qua có rât nhiều dư luận, có thể nói là không được tích cực về bộ máy công kềnh cũng như chưa hiệu quả của Bộ.”, Thứ trưởng nói.

Do đó, Thứ trưởng cho biết đây là dịp để Bộ Công thương và Bộ trưởng Trần Tuấn Anh tập trung cải tổ xây dựng lại bộ máy tổ chức với mục tiêu làm gọn nhẹ, hiệu quả hơn.

“ Chính vì vậy đến nay Bộ đã dự thảo Nghị định mới về cơ cấu tổ chức cũng như là chức năng tổ chức về nhiệm vụ của bộ.”, Thứ trưởng cho hay.

Theo đó, chức năng nhiệm vụ của Bộ trong khoá này không khác nhiều so với khoá trước. Tuy nhiên, về cơ cấu tổ chứ, phương hướng dự thảo sẽ là giảm từ 35 đầu mối xuống còn 28 đầu mối. Hệ quả là Bộ cũng đồng thời sắp xếp lại con người.

“ Đây cũng là dịp để Bộ sàng lọc, đánh giá lại đội ngũ cán bộ làm sao có thể bố trí được những người có tâm huyết, trí tuệ, có năng lực vào những vị trí quan trọng, làm sao cho công tác quản lý bộ trong thời gian tới được thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn, đáp ứng được kỳ vọng của xã hội!”, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng kết luận.

Theo Trí Thức Trẻ

Đọc tiếp »

Các nhà đầu tư nước ngoài đang thích đầu tư nhất vào ngành này của Việt Nam

Số liệu mới công bố từ Tổng cục Thống kê cho thấy ngành công nghiệp chế biến chế tạo đã thu hút trên 3/4 tổng giá trị FDI đầu tư vào Việt Nam, theo số liệu lũy kế 11 tháng

Theo Tổng cục thống kê, tính chung trong 11 tháng năm nay, tổng vốn đầu trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký cấp mới và tăng thêm tại Việt Nam là 18,103 tỷ USD, giảm 11,5% so với cùng kỳ. Có sự giảm này chính là do số dự án đầu tư năm nay đã giảm so với năm ngoái là 2015.

Tuy nhiên, số vốn FDI giải ngân được lại tăng 8,3% so với cùng kỳ, vào khoảng 14,3 tỷ USD. Số dự án cấp mới là 2.240, trong khi có 1.075 dự án đăng ký điều chỉnh vốn.

Trong 11 tháng, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 13,4 tỷ USD, chiếm 74,1% tổng vốn đầu tư đăng ký. Như thế, công nghiệp chế biến chế tạo đã tiếp tục dẫn đầu trong khẩu vị của nhà đầu tư nước ngoài.

Hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn 741 triệu USD, chiếm 4,1% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ đứng thứ ba, với 685 triệu USD, chiếm 3,8% tổng vốn đầu tư.

68 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam trong 11 tháng. Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 5,29 tỷ USD, chiếm 29,2% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.

Singapore đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,05 tỷ USD, chiếm 11,3% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Nhật Bản đứng vị trí thứ ba, với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,95 tỷ USD, chiếm 10,8% tổng vốn đầu tư.

Nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 54 tỉnh thành, trong đó Hải Phòng là địa phương thu hút nhiều vốn FDI nhất với 45 dự án cấp mới và 35 lượt dự án điều chỉnh vốn, tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,74 tỷ USD, chiếm 15,2% tổng vốn đầu tư.

Bình Dương đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,93 tỷ USD, chiếm 10,7%. Tiếp theo trong top 5 là Đồng Nai, Hà Nội và Tp.HCM, lần lượt với các con số 1,87 tỷ USD, 1,84 tỷ USD và 1,32 tỷ USD.

Xem thêm: [Infographic] Toàn cảnh vốn FDI rót vào Việt Nam 10 tháng đầu năm

Chiến Thắng

Theo Trí Thức Trẻ

Đọc tiếp »

Sau khi tăng kỷ lục, tỷ giá đã bắt đầu giảm vì những lý do này

Các chính sách của Ngân hàng Nhà Nước sau tuyên bố "bình ổn tỷ giá" và diễn biến giảm của USD trên thị trường thế giới chính là lý do cho việc quay đầu của tỷ giá USD/VND

Sau một thời gian thị trường “chộn rộn” vì tỷ giá USD/VND tăng cao kỷ lục, hai ngày đầu tuần này, một số diễn biến hạ nhiệt của tỷ giá đã bắt đầu được ghi nhận.

Cụ thể, vào sáng hôm qua, giá USD tự do tại Hà Nội được giữ ở mức 22.800 đồng (mua vào) và 22.830 đồng (bán ra). Như vậy, tuy giá mua vào không đổi nhưng giá bán ra đã giảm 20 đồng so với sáng thứ Hai. Kể từ khi đạt đỉnh 22.950 đồng vào hôm thứ Sáu tuần trước, giá USD tự do bán ra hiện đã giảm liên tục đến 120 đồng.

Một cặp tỷ giá hay được dùng để tham chiếu nữa là ở ngân hàng Vietcombank thì vào sáng hôm nay (thứ Tư), Vietcombank đã báo giá USD giảm lần thứ 3 liên tiếp kể từ hôm thứ Sáu tuần trước và ở mức 22.640 đồng (mua vào) và 22.720 đồng (bán ra)

Để lý giải cho việc tỷ giá quay đầu này, phải kể đến đầu tiên là những chính sách mới của Ngân hàng Nhà nước. Tuần trước, định chế này đã tuyên bố sẽ “bình ổn tỷ giá” và giờ đây có vẻ như những chính sách mới đã bắt đầu có hiệu lực. Ngoài ra, diễn biến của USD trên thị trường thế giới cũng là một nguyên nhân.

1. Lãi suất VNĐ tăng rất mạnh trên thị trường liên ngân hàng

Một trong những nguyên nhân quan trọng làm tỷ giá bắt đầu giảm là do trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất VNĐ đã được điều chỉnh tăng và là tăng rất mạnh nếu so với vùng thấp đã thiết lập từ trong quý 3/2016.

Cụ thể, đầu tuần này, mức chào bình quân ở kỳ hạn qua đêm đã vượt 3%/năm, cao hơn rất nhiều so với mức quanh 1%/năm hồi đầu tháng 11 vừa qua, cũng như chỉ quanh 0,5%/năm cách đây hơn một tháng.

Chú ý rằng, trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất chính là yếu tố có tác động nhanh đến tỷ giá, Lãi suất tiền đồng tăng lên có nghĩa là các ngân hàng trên thị trường liên ngân hàng sẽ hạn chế vay do chi phí vốn vay cao hơn. Do cần dữ trữ tiền mặt, ngân hàng sẽ hạn chế tín dụng và vì thế cung tiền đồng ra nền kinh tế giảm xuống, gián tiếp sẽ làm tỷ giá tăng lên.

Cuối cùng, kết quả có thể thấy rõ như trong ngày 28/11, giá USD trên liên ngân hàng giảm khá mạnh với 35 VND so với phiên cuối tuần trước, xuống còn 22.720 VND.

Tiếp trong ngày 29/11, mức giảm diễn ra mạnh hơn khi giá USD được giao dịch phổ biến trong vùng 22.650 - 22.655 VND, tức giảm mạnh khoảng 60 VND so với hôm qua; và đến cuối ngày giao dịch quanh 22.690 VND, chung cuộc giảm khoảng 30 VND.

2. Ngân hàng Nhà nước chủ động áp giá bán USD thấp

Bên cạnh diễn biến lãi suất VND nói trên, tín hiệu thứ hai cũng có ảnh hưởng mạnh và trực tiếp tới tỷ giá là niêm yết của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước.

Cụ thể, sau khi các lãnh đạo chuyên trách đưa ra khẳng định sẵn sàng bán ngoại tệ để bình ổn thị trường, từ ngày 28/11, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước đã cụ thể hóa bằng việc áp giá bán ra USD ở mức thấp hơn trần biên độ cho phép.

Mức giá USD bán ra tham khảo tại sở này - đầu mối trực tiếp can thiệp khi thị trường có biến động mạnh - trong ngày 28/11 chỉ là 22.746 VND, thấp hơn mức trần tới 50 VND. Và trong ngày 29/11, mức giá bán ra tham khảo tương tự là 22.735 VND, tiếp tục thấp hơn trần 50 VND.

Bằng việc điều chỉnh này, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước đã phát ra tín hiệu rằng họ sẽ sẵn sàng bán USD ra để bình ổn nếu thị trường cần. Vì thế, căng thẳng phía cầu USD đã không xảy ra, góp phần làm tỷ giá quay đầu.

3. Đồng USD giảm trên thị trường thế giới

Cuối cùng, tác động dù nhỏ nhưng cũng làm tỷ giá hạ xuống là việc đồng USD trên thế giới đã bắt đầu hạ nhiệt. Sau khi lên đỉnh 14 năm, đầu tuần này, đồng USD đã xuống khi chỉ số USD-Index đã giảm trở lại 0,16% ngày 28/11.

Trong khi đó, các đồng tiền chủ chốt khác trên thế giới cũng đã lên giá đáng kể so với đồng USD. Vì thế, không phải ngoại lệ, tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước công bố cũng giảm liên tiếp trong hai ngày đầu tuần này.

Việc tỷ giá USD/VND tăng kỷ lục sẽ khiến những ai phải mở sâm panh ăn mừng?

Chiến Thắng

Theo Trí Thức Trẻ

Đọc tiếp »