Hãng tin Reuters cũng cho hay Bangladesh muốn nhập khẩu ngay 250.000-300.000 tấn gạo trắng 5% cám của Việt Nam và khối lượng dự kiến có thể đạt 500.000 tấn từ nay đến cuối năm 2017.
Sau trận lụt nặng làm ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất lúa gạo, Bangladesh đang lên kế hoạch nhập khẩu gạo để tăng cường kho dự trữ chiến lược cũng như bình ổn giá trong nước.
Theo hãng tin Reuters, một quan chức giấu tên của Bangladesh cho biết Việt Nam được lựa chọn là nhà nhập khẩu chính cho những thương vụ này, tuy nhiên người này không cho biết thêm chi tiết.
Việc nhà sản xuất lúa gạo lớn thứ 4 thế giới Bangladesh phải nhập khẩu thêm gạo được đánh giá là yếu tố có thể đẩy giá gạo đi lên tại những nước như Việt Nam, Thái Lan hay Ấn Độ.
Hãng tin Reuters cũng cho hay Bangladesh muốn nhập khẩu ngay 250.000-300.000 tấn gạo trắng 5% cám của Việt Nam và khối lượng dự kiến có thể đạt 500.000 tấn từ nay đến cuối năm 2017.
Trong tuần vừa qua, giá gạo Việt Nam đã lên mức cáo nhất 1 năm qua do nhiều kỳ vọng vào nhu cầu nhập khẩu lớn từ các nước như Bangladesh hay Philippines.
Một số thương lái cho biết giá gạo 5% cám giao tại cảng Sài Gòn (FOB) của Việt Nam đạt 360-380 USD/tấn, cao hơn 365-370 USD/tấn trong tuần trước đó và đây là mức cao nhất kể từ tháng 4/2016.
Nhiều thương lái và chuyên gia nhận định Bangladesh có thể là nhà nhập khẩu gạo chủ chốt trong năm nay. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, Bangladesh đã là nhà nhập khẩu gạo lớn thứ 4 thế giới kể từ năm 2011.
Mặc dù nước này sản xuất tới 34 triệu tấn gạo hàng năm, đứng thứ 4 thế giới nhưng phần lớn dùng để cung cấp cho 160 triệu dân. Bangladesh cũng thường xuyên phải nhập khẩu gạo ngắn hạn do thiếu nguồn cung bởi thiên tai, lũ lụt hay hạn hán.
Giá gạo địa phương tại Bangladesh đã lên mức cao kỷ lục trong khi kho dự trữ gạo chiến lược của nước này đang xuống mức thấp nhất trong 6 năm qua. Nguyên nhân chính là trận lụt vừa qua đã phá hủy 700.000 tấn lúa gạo của nước này.
Ngay sau trận lụt, chính phủ Bangladesh cho biết sẽ nhập khoảng 600.000 tấn gạo nhưng sẽ không dỡ bỏ thuế nhập khẩu gạo nhằm bảo hộ nông dân trong nước.
BT
Theo Thời Đại
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét