Thứ Năm, 1 tháng 6, 2017

'Xin đừng để kinh tế Việt Nam chỉ biết phụ thuộc vào Samsung'

Đây chính là thông điệp mà Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân nhấn mạnh khi nhắc về tình hình kinh tế - xã hội năm 2016 và những tháng đầu năm 2017.

Câu chuyện về tăng trưởng kinh tế đang nóng lên, nhất là khi ngay khi kết thúc ngày khai mạc vừa qua của Kỳ họp thứ 3 Quốc hội Khóa XIV, Thủ tướng đã họp lại các vị tư lệnh ngành và ra quyết tâm phải thực hiện bằng được mục tiêu 6,7%, bất chấp mọi khó khăn phía trước.

Sở dĩ dư luận và các chuyên gia quan tâm đến câu chuyện về tăng trưởng kinh tế nhiều như hiện tại, nếu như quý I năm nay, mức tăng trưởng không đạt mức 5,1%, con số thấp nhất trong 3 năm, dấy lên nhiều nghi ngại về sức bật của nền kinh tế.

Phiên thảo luận tại tổ ở đoàn Thành phố Hồ Chí Minh (TpHCM) diễn ra trong ngày thứ 4 của Kỳ họp thứ 3 Quốc hội Khóa XIV nhắc đến mức tăng trưởng thấp nêu trên như một biểu hiện của vấn đề cố hữu mà kinh tế Việt Nam đang gặp phải.

"Đừng để kinh tế Việt Nam chỉ phụ thuộc vào Samsung" - Đây chính là thông điệp mà Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân nhấn mạnh khi nhắc về tình hình kinh tế - xã hội năm 2016 và những tháng đầu năm 2017.

Vị này giải thích lý do việc GDP của quý I/2017 chỉ đạt con số 5,1% là mức thấp nhất trong 3 năm thì bên cạnh những lý do chủ quan như tăng trưởng công nghiệp thấp, nông nghiệp kém hiệu quả thì còn một phần lớn lý do khách quan là nhập siêu. Việc này bắt nguồn từ một vụ việc chúng ta không kiểm soát được là tập đoàn Samsung thu hồi sản phẩm Galaxy Note 7 bị lỗi.

Tuy là lý do khách quan, tuy nhiên nó minh chứng cho việc kinh tế Việt Nam vẫn chưa thể tự đứng vững mà không phụ thuộc. “Đây là một cảnh báo về việc nền kinh tế của Việt Nam dựa vào các tập đoàn lớn của nước ngoài. Khi họ có rủi ro là lập tức có tác động đến GDP, đến kinh tế vĩ mô của Việt Nam” - Đại biểu Ngân phân tích.

Để khắc phục vấn đề này, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Hoàng Ngân nhấn mạnh quan điểm cần nâng cao độc lập tự chủ trong kinh tế, trong đó có vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân.

Theo ĐB Ngân, bối cảnh hiện tại đang có nhiều thuận lợi cho kinh tế tư nhân, như Nghị quyết T.Ư 5 đã khẳng định kinh tế tư nhân là động lực của nền kinh tế, Chính phủ có Nghị quyết 35 về hỗ trợ doanh nghiệp...

Hiệu quả có thể chưa nhìn thấy trên diện rộng nhưng riêng tại TpHCM thì theo đại biểu Ngân chia sẻ, kinh tế thành phố đã tăng trưởng tới 7,46% trong quý I/2017, cao hơn mức cùng kỳ năm 2016. Đáng chú ý, mức tăng trưởng khả quan trong đó có đóng góp chủ lực của chính thành phần kinh tế tư nhân.

“Điều đó cho thấy nếu kinh tế tư nhân nếu được đầu tư đúng mức, được hỗ trợ sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng” - Đại biểu Ngân khẳng định.

Phan Lệ

Theo Trí Thức Trẻ

Đọc tiếp »

Tiếng nói chung của các đại biểu Quốc hội: Không dùng ngân sách xử lý nợ xấu

Các đại biểu cho rằng việc xử lý nợ xấu phải nhìn tận gốc vấn đề là xử lý vướng mắc của cả nền kinh tế chứ không riêng gì ngân hàng, song không được dùng ngân sách để xử lý nợ xấu.

Tại buổi thảo luận tại tổ chiều nay (26/5), đa số các đại biểu Quốc hội đều ủng hộ việc ban hành một Nghị quyết xử lý nợ xấu ở thời điểm hiện nay là rất cần thiết, thậm chí có ý kiến còn đánh giá là quá chậm so với nhu cầu thực tiễn. Và đáng chú ý, hầu hết các đại biểu cùng nêu quan điểm không dùng ngân sách để xử lý nợ xấu.

Cụ thể, đại biểu Ngô Minh Châu, đoàn TP. Hồ Chí Minh đề xuất việc xử lý nợ xấu chỉ áp dụng trong một thời gian nhất định, đó là với khoản nợ từ năm 2016 trở về trước trong khoảng 5 năm và Nghị định cũng sẽ có hiệu lực trong khoảng 5 năm. Đối tượng áp dụng đề nghị quy định phù hợp với phạm vi áp dụng, tức là không mở rộng với toàn bộ các TCTD.

Về nguyên tắc xử lý nợ xấu, đề nghị bổ sung nguyên tắc không xử lý nợ xấu bằng ngân sách và bổ sung nguyên tắc xử lý nghiêm trách nhiệm người/tổ chức gây ra nợ xấu.

Nhất trí việc ban hành Nghị quyết để xử lý nợ xấu nhưng vẫn còn nhiều băn khoăn, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm, đoàn Tp. Hồ Chí Minh nhấn mạnh ý kiến không dùng ngân sách xử lý nợ xấu và cho rằng đây là nguyên tắc trụ cột để xử lý nợ xấu. Đại biểu cũng đồng ý với Ủy ban kinh tế Quốc hội rằng không miễn phí và lệ phí trong việc chuyển nhượng các tài sản, vì phí và lệ phí chính là ngân sách của Quốc gia.

Đồng tình với các quan điểm trên, Đại biểu Mai Hồng Hải, đoàn Hải Phòng đề nghị không dùng ngân sách xử lý nợ xấu và phải quy trách nhiệm cá nhân/tổ chức gây ra nợ xấu. Hai nguyên tắc này, theo đại biểu, trong dự thảo chưa được thể hiện rõ.

Đại biểu cũng băn khoăn về điều 15 liên quan đến thuế và phí, đại biểu thống nhất với Ủy ban kinh tế rằng không miễn phí, thuế liên quan nợ xấu, vì như thế vô hình chúng ta đưa nguyên tắc không sử dụng tiền ngân sách xử lý nợ xấu mà lại miễn phí thuế thì mâu thuẫn nhau vì phí và thuế đều là ngân sách.

Còn theo ý kiến của đại biểu Đinh Văn Nhã đoàn đại biểu Phú Yên, thông lệ của một số quốc gia có bội thu ngân sách, họ dùng ngân sách để giải quyết nợ xấu nhằm ổn định hệ thống kinh tế và ổn định hệ thống ngân hàng.

Ở Việt Nam nếu như dùng cơ chế để xử lý nợ xấu sẽ dẫn đến phải trả giá vì trái với hệ thống pháp luật. Tuy nhiên chúng ta khi không thể dùng ngân sách thì nên dùng đến cơ chế. Trong dự thảo nghị định có nhiều quy định trái với quy định hiện hành, nhưng chúng ta phải chấp nhận trong một giai đoạn là 5 năm để xử lý cho xong. Đây là bài toán thực tế phải xử lý để đạt được mục tiêu cuối cùng.

Theo Mai Ngọc

Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

Chủ tịch Vietinbank: Nợ xấu khó bán vì ít người mua, chủ yếu vẫn là đi thu nợ

Thực trạng bất cập về việc xử lý nợ xấu được vị Chủ tịch Vietinbank nhắc đến trong ngày thứ 5 của kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV.

Một vấn đề được coi là 'điểm nghẽn' với nền kinh tế Việt Nam mấy năm gần đây chính là khối nợ xấu trị giá tới hàng trăm nghìn tỷ vẫn chưa được xử lý.

Nói là 'điểm nghẽn' là bởi, hàng trăm nghìn tỷ nợ xấu này đang chặn giữa dòng vốn chảy trong nền kinh tế. Trong ngày làm việc thứ 5 của Kỳ họp thứ 3 Quốc hội Khóa XIV, vấn đề này cũng đã được mang ra bàn thảo.

Trong đó, đáng chú ý có ý kiến của Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch của Vietinbank là ông Nguyễn Văn Thắng. Qua lời vị này, thực trạng có phần bất cập của việc xử lý nợ xấu trong nền kinh tế được thể hiện, ngay cả khi Chính phủ đã cho công ty quản lý tài sản VAMC đi vào hoạt động được gần 4 năm.

"Hiện nay thực trạng nợ xấu theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thì tính phần nợ xấu và phần nợ bán cho VAMC thì là 5,8%, cộng với nợ tiềm ẩn nữa thì đâu đó là trên 10% tổng dư nợ cho vay.

Trong thống kê này, chúng ta chưa tính đến một số rất lớn các khoản nợ xấu mà các Ngân hàng đã dùng tài chính, dùng lợi nhuận tạo ra để xử lý và đưa ra ngoại bảng. Con số này cũng rất lớn" - ông Thắng nói.

Như vậy, tuy rằng cả hệ thống ngân hàng đã rất tích cực xử lý nợ suốt từ thởi điểm 2011 đến giờ nhưng tỷ lệ nợ xấu hãy còn khá cao. Năm 2013, Chính phủ đã cho thành lập Công ty quản lý tài sản VAMC để xử lý nợ xấu nhưng có vẻ như hiệu quả vẫn chưa được như kỳ vọng.

Nguyên nhân sâu xa được ông Thắng chỉ ra là do chúng ta đã quên mất một nguyên tắc cơ bản là nếu coi nợ xấu là một loại hàng hóa thì nó cần một thị trường và trong thị trường thì phải có người mua, người bán và hàng hóa.

Vấn đề về 'thiếu hàng hóa' trên thị trường mua bán nợ nêu trên được vị Chủ tịch Vietinbank chỉ rõ:

"Hiện nay, chúng ta có thị trường nhưng thứ nhất là hàng hóa thì rất nghèo nàn. Những hàng hóa mà người mua quan tâm, ví dụ những khoản nợ gắn với bất động sản, nợ gắn với quyền sử dụng đất thì chưa giao dịch được, bởi vì người mua nếu mua lại nợ cũng không được thừa hưởng quyền nhận những tài sản gắn với nợ xấu, cũng như không có quyền xử lý những tài sản đó. Suốt thời gian vừa qua, chúng ta chỉ bán được những khoản nợ gắn với động sản mà thôi".

Một vấn đề nữa được ông Thắng chỉ ra là thị trường đang rất thiếu người mua. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước thì chỉ những tổ chức, cá nhân được cấp chức năng kinh doanh, mua bán nợ thì mới được tham gia mua bán nợ.

Vì thế, trên thị trường hiện chỉ có 2 đơn vị tham gia mua bán các khoản nợ xấu là Công ty TNHH mua bán nợ Việt Nam DATC - đơn vị tích cực nhất trên thị trường trong thời gian qua và VAMC. Đặc biệt, VAMC vẫn chưa đủ nguồn lực và cơ chế để mua nợ theo thị trường, hiện chủ yếu mới chỉ mua theo chỉ định, tạm thời nhận nợ xấu của các Ngân hàng thương mại.

Số người mua nợ trên thị trường còn một vài các tổ chức nhỏ lẻ. Tuy nhiên, nói chung, nguồn lực tổng cộng vẫn còn rất nhỏ lẻ để ôm trọn khối nợ xấu trong nền kinh tế.

"Do vậy, tình trạng trên thị trường là rất khó bán, không tìm được người mua, ít người mua. Thứ hai là thương lượng cũng rất khó vì nhiều khi bên Ngân hàng không thể đàm phán được giá vì DATC tự thiết lập giá theo kiểu 'anh bán thì bán mà không bán thì thôi'" - ông Thắng bộc bạch.

Vì thế, suốt thời gian qua, thực tế việc xử lý nợ xấu chủ yếu vẫn là do các Ngân hàng thương mại tự xử lý. Con số trên 50.000 tỷ hiện xử lý được vẫn được thực hiện bằng một chu trình rất cũ là đôn đốc, động viên khách hàng trả nợ, xử lý các tài sản đảm bảo theo cách cũ là khởi kiện ra tòa.Nói cách khác, suốt 4 năm ra đời của VAMC, về cơ bản việc xử lý nợ xấu vẫn là 'bình cũ rượu mới'.

"Số 50.000 tỷ nợ xấu xử lý được là rất nhỏ, chúng ta đã hầu như không bán được mấy nợ xấu, chủ yếu là đi thu nợ. Thực tế cũng chỉ có các tổ chức tín dụng làm việc này chứ VAMC không hề tham gia" - Đại biểu Nguyễn Văn Thắng nói.

Điều đáng lo ngại hơn, theo chia sẻ của ông Thắng là kể từ thời điểm năm 2011, khi mà hệ thống tài chính quyết định xử lý khối nợ xấu giữa lúc chất lượng hoạt động của các ngân hàng lên mức báo động đến nay, số nợ xấu vẫn được tiếp tục phát sinh.

Vì tất cả những lý do trên, một Nghị quyết mới được thông qua về việc xử lý nợ xấu sẽ là cần thiết, giúp cho tình trạng xử lý khối nợ trong nền kinh tế được triệt để một cách thực sự.

Vũ Minh

Theo Trí Thức Trẻ

Đọc tiếp »

“Trước mục tiêu 35 tỷ USD, cần có bộ chuyên về du lịch”

Ngành du lịch cần làm gì để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn như mục tiêu mà Bộ Chính trị đã nêu?...

Phát biểu tại cuộc tọa đàm: “Tạo đột phá để du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn” do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức ngày 25/5, Phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch Nguyễn Quang Lân nêu quan điểm, việc dự thảo Luật Du lịch (sửa đổi) gắn trách nhiệm quản lý Nhà nước về du lịch vào Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch là có nhiều bất cập.

“Lào, Campuchia còn có mấy văn phòng đại diện du lịch ở nước ngoài, trong khi Việt Nam còn chưa có”, ông Lân nói và khẳng định mọi sự phát triển đều phải bắt nguồn từ cơ chế, phải tạo nguồn lực, “cởi trói” thì du lịch mới phát triển và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn như mục tiêu mà Bộ Chính trị đã nêu.

“Cần có một bộ máy quản lý theo ngành dọc đủ mạnh để phát triển ngành du lịch. Do đó, tôi nghĩ cần củng cố quyền hạn, nhiệm vụ, đặc biệt đẩy mạnh vai trò của ban chỉ đạo quốc gia về du lịch, hiệp hội du lịch hay bất động sản”, bà Hương Trần Kiểu Dung, Phó chủ tịch FLC - tập đoàn đang đầu tư lớn vào bất động sản du lịch - nêu ý kiến.

Ông Ngô Tiến Đức, đại điện của CEO Group nhận xét, du lịch Việt Nam đang phát triển mạnh và được định hướng thành một ngành kinh tế mũi nhọn với mục tiêu đạt doanh thu 35 tỷ USD vào năm 2020, song còn nhiều vấn đề cần được giải quyết như môi trường đầu tư, ứng xử của người dân về khai thác dịch vụ du lịch, đào tạo kỹ năng làm du lịch... Mặt khác, việc quảng cáo hình ảnh Việt Nam ở nước ngoài vẫn chưa được đầu tư xứng tầm.

Theo ông, chính những vấn đề đó, đã đặt ra nhu cầu cần phải có tư duy phát triển du lịch như một ngành kinh tế, phải có sự quản lý mang tính quốc gia, tức là cần có một bộ chuyên về du lịch.

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng cần xác định quyền và trách nhiệm của Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch. Theo ông, Bộ hiện đã quá tải với nhiều lĩnh vực quản lý. Việc đặt một ngành kinh tế dưới sự điều hành của cơ quan văn hoá “khiến nhiều anh em thấy khó khăn và mong muốn được rõ ràng”.

Hơn nữa, việc phân cấp quản lý rất rắc rối, theo ông Doanh, một số tỉnh có sở du lịch, một số thì không.

“Không cần thiết về quản lý Nhà nước du lịch phải là Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch. Du lịch là ngành kinh tế, làm kinh tế độc lập, phải có tư duy kinh tế mới làm được du lịch đột phá như mục tiêu”, ông Lưu Đức Kế, Giám đốc Công ty Lữ hành Hanoitourist nói.

Việc tách du lịch thành một bộ riêng có thể sẽ làm tăng biên chế. Song ông Kế cho rằng, đất nước muốn tăng doanh thu du lịch lên gấp đôi thì phải chịu đầu tư, có chi mới có thu.

Theo Bạch Dương

Vneconomy

Đọc tiếp »

Trung Quốc đồng ý mở cửa thị trường cho lợn Việt Nam

Theo chia sẻ của lãnh đạo Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, về chủ trương, nước này đồng ý mở cửa thị trường cho lợn Việt Nam. Tuy nhiên...

Vừa qua, tại TP Hàng Châu (Trung Quốc), đoàn công tác của Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Trần Thanh Nam dẫn đầu đã có buổi tiếp xúc, làm việc với lãnh đạo Bộ Nông nghiệp Trung Quốc bàn về việc xuất khẩu chính ngạch lợn Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.

Theo chia sẻ của lãnh đạo Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, về chủ trương, nước này đồng ý mở cửa thị trường cho lợn Việt Nam. Tuy nhiên, do năm 2012 tại Việt Nam xảy ra dịch lở mồm long móng nên phía Trung Quốc đã tạm thời cấm nhập khẩu lợn sống từ Việt Nam từ đó đến giờ.

Nay, phía Trung Quốc yêu cầu các cơ quan chuyên môn ở Việt Nam (Cục Thú y - Bộ NN-PTNT) sớm rà soát và xử lí các vấn đề kỹ thuật liên quan tới quản lí, kiểm soát dịch bệnh để phía Trung Quốc có căn cứ tiến hành dỡ bỏ lệnh cấm. Sau đó, hai bên sẽ từng bước có những buổi tiếp xúc, đàm phán cụ thể hơn để tiến tới ký kết xuất nhập khẩu chính ngạch thịt lợn Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong năm 2017 này.

Theo Đăng Quân

Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

Chủ tịch Vietinbank nói về cử người sang Oceanbank: Anh em rất tâm tư, bản thân thiệt thòi, lương, cơ chế bị cắt hết!

"Khi được phân công sang, anh em rất tâm tư. Ví dụ Vietinbank đưa sang Ocean bank gần 100 người, bên GP bank cũng khoảng 60-70 người và phải đưa những cán bộ rất tốt sang", Chủ tịch Vietinbank Nguyễn Văn Thắng chia sẻ về một trong những khó khăn khi được giao tham gia tái cơ cấu các ngân hàng 0 đồng.

Anh em rất tâm tư!

Đây là nội dung được chủ tịch ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) góp ý nhiều nhất trong dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều luật của Luật các tổ chức tín dụng được thảo luận ở tổ chiều ngày 26/5 vừa qua.

Tâm tư của các cán bộ được cử sang tham gia tái cơ cấu các tổ chức tín dụng yếu kém là một vấn đề liên quan đến vận hành các ngân hàng yếu kém được ông Thắng nêu ra.

"Thực tế tôi đồng ý với đề nghị của Chính phủ là miễn trách nhiệm nhưng không phải là tất cả. Bởi các tổ chức tín dụng này rất khó khăn nên việc đưa các tổ chức này thoát ra khó khăn không chỉ là trách nhiệm của những người này. Và thực sự là quá khó. Khi được phân công sang, anh em rất tâm tư. Ví dụ Vietinbank đưa sang Ocean bank gần 100 người, bên GP bank cũng khoảng 60-70 người và phải đưa những cán bộ rất tốt sang.

Tuy nhiên khi sang các ngân hàng này vì là ngân hàng 0 đồng thuộc ngân hàng nhà nước và các quy định trả lương thuộc ngân hàng nhà nước. Và những ngân hàng này lại thuộc diện kiểm soát đặc biệt nên tất cả lương, cơ chế bị cắt hết. Các anh em bản thân đã thiệt thòi nhưng còn tâm tư đây là trách nhiệm của nhà nước, đến khi sang vận hành có thoát được ra hay không lại là cả vấn đề", chủ tịch Vietinbank giãi bày.

Trong dự thảo luật, điều mà ông Thắng đề cập đến được nêu trong điều 147: Miễn trách nhiệm đối với người tham gia cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt Cán bộ, công chức, thành viên Ban kiểm soát đặc biệt, người của tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước chỉ định tham gia thực hiện phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt không phải chịu trách nhiệm khi phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt không đạt kết quả không phải do nguyên nhân chủ quan, trừ trường hợp thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

Tuy nhiên ông Thắng cho rằng cần làm rõ hơn miễn trừ trong trường hợp nào, trường hợp nào phải chịu trách nhiệm. "Chúng ta không loại trừ chuyện khi sang với chức trách nhiệm vụ mà anh vận hành sai, cố tình làm sai, vi phạm pháp luật thì đây lại thuộc vấn đề trách nhiệm. Ở đây chỉ có miễn trừ trách nhiệm đối với việc có vực dậy, có đưa được ngân hàng này ra khỏi tình trạng khó khăn hay không", đại biểu quốc hội này góp ý.

Thực tế vấn đề trong nguồn nhân lực tham gia tái cơ cấu các tổ chức tín dụng yếu kém đã được Chính phủ chỉ ra trong hồ sơ dự án luật được Chính phủ gửi tới Quốc hội. Theo Chính phủ, việc khuôn khổ pháp lý xử lý tổ chức tín dụng yếu kém chưa hoàn thiện đã gây khó khăn và rủi ro pháp lý cho Ngân hàng Nhà nước nói chung cũng như các cán bộ xử lý trực tiếp nói riêng (bao gồm cán bộ tham mưu của Ngân hàng Nhà nước, các nhân sự của tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước chỉ định tham gia quản trị, điều hành các ngân hàng mua bắt buộc) khi nghiên cứu, tìm các biện pháp xử lý tồn tại, vướng mắc của các ngân hàng này.

Và trên thực tế có không ít cán bộ xin nghỉ việc hoặc xin chuyển công tác khi được giao thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến xử lý tổ chức tín dụng yếu kém, bao gồm cả việc tham gia Ban kiểm soát đặc biệt, do pháp luật không có cơ chế miễn trừ trách nhiệm cho các cán bộ này trước các rủi ro pháp lý. Qua đó, tác động lớn đến nguồn nhân lực xử lý tổ chức tín dụng yếu kém, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả xử lý tổ chức tín dụng yếu kém.

Còn nhiều vấn đề mới

Theo ông Thắng, thời gian qua Vietinbank được Chính phủ giao nhiệm vụ tham gia tái cơ cấu hai tổ chức tín dụng được ngân hàng nhà nước mua lại với giá 0 đồng là Ocean bank và GP bank. Thực tế chỉ khi thực hiện mua lại 2 ngân hàng 0 đồng này mới nảy sinh ra các vấn đề mà Luật các tổ chức tín dụng và Luật ngân hàng nhà nước và các luật khác không có. Hiện nay trong các nội dung sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng hoàn toàn mới.

"Ngay cả khi mua 0 đồng thôi dư luận hiện nay vẫn có ý kiến là việc mua như vậy đã phù hợp với quy định của pháp luật chưa. Nhưng ở tình thế nếu chúng ta không thực hiện việc mua 0 đồng ở thời điểm đó thì rất nguy hiểm bởi thực tế 2 ngân hàng này đã mất khả năng thanh toán. Và nếu chúng ta không xử lý, ngân hàng nhà nước không tham gia thì mất khả năng thanh toán cho người gửi tiền.

Theo thống kê của chúng tôi tại thời điểm này riêng Ocean bank trên 5000 người dân gửi tiền và đa phần là cán bộ hưu trí, nghỉ hưu. Rõ ràng đây là vấn đề rất lớn. Hay như GP bank còn lớn hơn", đại biểu quốc hội này phân tích về sự cấp thiết.

Điều ông Thắng đề cập đến chính là hình thức xử lý với các tổ chức tín dụng yếu kém bao gồm sáp nhập, hợp nhất, buộc phải bán, buộc phải chuyển nhượng cổ phẩn,…Thẩm quyền của các bên liên quan từ Chính phủ đến Ngân hàng nhà nước cho đến quyết định các hình thức xử lý. Điều này từ trước đến nay chưa có.

"Hiện nay chúng ta làm là đang đi trước. Thị trường không nói trước điều gì. Tôi cho rằng sẽ vẫn tiếp tục có những ngân hàng gặp khó khăn và chúng ta phải có hình thức xử lý. Vậy việc ban hành hình thức xử lý, thẩm quyền của các cơ quan cũng rất quan trọng", ông Thắng nhấn mạnh.

Một vấn đề nữa là mối quan hệ giữa các ngân hàng được chỉ định hỗ trợ và các ngân hàng yếu kém. Lấy ví dụ ngay chính từ Vietinbank, vừa qua quá trình tham gia thực hiện tái cơ cấu của ngân hàng có vấn đề đặt ra là khi ngân hàng nhà nước giao cho Vietinbank tham gia chỉ có mỗi một văn bản đề nghị. Nhưng văn bản này nói về giá trị pháp lý rất thấp. Và đây là 2 pháp nhân hoàn toàn bình thường và khi Vietinbank tham gia hỗ trợ về công nghệ thông tin, cơ sở vật chất,… đều phải làm hợp động cho mượn, cho sử dụng, không ghi nhận vì đây vẫn là hai pháp nhân độc lập.

"Đây là những vấn đề hoàn toàn mới, chúng ta còn 1 kỳ họp nữa để thảo luận nhưng tôi cho rằng ban soạn thảo sẽ làm việc kỹ càng bởi phạm vi điều chỉnh chỉ ở trong 1 số điều khoản. Các vấn đề này gắn rất chặt với nghị quyết xử lý nợ xấu mà chúng ta đang thảo luận", ông Thắng kết luận.

Kim Thủy

Theo Trí Thức Trẻ

Đọc tiếp »

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Cần cảnh giác với “bong bóng” bất động sản

Phó Thủ tướng chỉ đạo, các địa phương tuyệt đối không được chủ quan, phải tập trung hơn nữa không để xảy ra khủng hoảng trên thị trường bất động sản.

Chủ trì Hội nghị sơ kết việc thực hiện chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã cảnh báo một vấn đề đáng chú ý của thị trường bất động sản.

Phó Thủ tướng nêu rõ, thị trường bất động sản hiện đang phát triển thuận lợi, đóng góp tích cực vào phát triển chung sau một thời gian đóng băng.

Tuy nhiên, cơ quan quản lý nhà nước, các địa phương tuyệt đối không được chủ quan, cần hết sức cảnh giác với “bong bong” bất động sản.

"Bộ Xây dựng, cơ quan được giao trách nhiệm quản lý nhà nước về thị trường bất động sản, cùng với các bộ, ngành, cơ quan liên quan, các địa phương phải tập trung hơn nữa, không để xảy ra khủng hoảng, ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển bền vững", Phó Thủ tướng yêu cầu.

Liên quan đến lĩnh vực nhà ở cho người có công, theo số liệu của Bộ Xây dựng, cơ bản cả nước đã hoàn thành giai đoạn 1 với 80.000 hộ gia đình người có công đã được hỗ trợ xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở. Theo Bộ Tài chính, tổng kinh phí Nhà nước cấp để thực hiện hỗ trợ giai đoạn 1 là 2.758 tỷ đồng.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu: Cần xác định việc hỗ trợ, xây dựng nhà ở cho người có công là một nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng, góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội.

Vì thế, phải sớm xây dựng, hoàn chỉnh đề án hỗ trợ nhà ở cho người có công của mỗi địa phương, trong đó nêu rõ kế hoạch thực hiện, chỉ rõ nguồn lực, kế hoạch huy động nguồn lực xã hội. Các địa phương cần rà soát lại để lồng ghép một cách hài hoà các chương trình nhà ở, tránh dàn trải, lãng phí. Bảo đảm tính công khai, minh bạch, chống thất thoát; rà soát thật kỹ để bảo đảm chính sách hỗ trợ đúng đối tượng, đúng yêu cầu.

Đối với các hộ gia đình thuộc diện được hỗ trợ đã tự ứng trước kinh phí để xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà ở, Phó Thủ tướng đề nghị tiếp tục cấp kinh phí từ ngân sách để hoàn trả cho các hộ gia đình này.

"Nếu có thể, sẽ cấp ngay trong năm 2017 sau khi có nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Trung ương", Phó Thủ tướng nói.

Đối với trường hợp thuộc diện được hỗ trợ theo Đề án được phê duyệt nhưng đã chết mà vợ (hoặc chồng) còn sống, có hộ khẩu thường trú và đang ở tại nhà ở đó thì được hỗ trợ theo mức quy định tại Quyết định 22 để xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo nhà ở. Nếu người có công với cách mạng mà cả vợ và chồng đều đã chết, giao các địa phương rà soát lại, xem xét cụ thể từng trường hợp.

Trường hợp thuộc diện được hỗ trợ theo Đề án đã được phê duyệt nhưng chuyển đổi hình thức hỗ trợ từ xây mới sang sửa chữa hoặc ngược lại mà không làm phát sinh thêm kinh phí từ ngân sách Trung ương thì cho phép tiếp tục thực hiện; các trường hợp khác thì địa phương cân đối kinh phí từ nguồn ngân sách hằng năm của địa phương hoặc huy động từ nguồn đóng góp của các tổ chức, đoàn thể, cá nhân khác để thực hiện hỗ trợ.

Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính cân đối nguồn vốn từ ngân sách Trung ương và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc ứng trước kinh phí từ ngân sách để cấp cho các địa phương triển khai thực hiện hỗ trợ giai đoạn 2.

Theo Minh Thư

Infonet

Đọc tiếp »

Hai cựu Thống đốc chung quan điểm về giới hạn xử lý nợ xấu

“Thời tôi làm Thống đốc, dư nợ toàn hệ thống chỉ khoảng 2,3 triệu tỷ, giờ dư nợ gấp 2,5 lần”...

Như VnEconomy đã thông tin, chiều 26/5 trong phiên thảo luận tổ về dự thảo nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đã phát biểu một số vấn đề, trong đó có thời điểm xác định các khoản nợ xấu.

Thẩm tra dự thảo nghị quyết Chính phủ trình, Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho rằng, cần giới hạn phạm vi các khoản nợ xấu và đề nghị thời điểm xác định các khoản nợ xấu được xử lý trong phạm vi của nghị quyết là đến ngày 31/12/2016 (tỷ lệ nợ xấu nội bảng và nợ xấu đã bán cho VAMC chưa xử lý được là 5,8%).

Còn đối với các khoản nợ tiềm ẩn có thể trở thành nợ xấu (chiếm 4,26%) chủ yếu là các khoản nợ đã được tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong khoảng thời gian 2011 - 2015, Ủy ban Kinh tế đề nghị giao Ngân hàng Nhà nước tiến hành các biện pháp cần thiết để rà soát và chỉ đạo các tổ chức tín dụng quyết liệt thu hồi nợ, trường hợp các khoản nợ trên chuyển thành nợ xấu thì cho phép áp dụng nghị quyết này để xử lý nợ xấu.

Cựu Thống đốc Nguyễn Văn Bình tỏ ra ngạc nhiên với quan điểm này, vì theo ông: “Nợ xấu nào chả là nợ xấu? Hôm qua, hôm nay hay ngày mai có phát sinh thì vẫn là nợ xấu, phải chăng nợ xấu hôm trước có gì đặc biệt, quy định như thế phải chăng có gì ưu ái với các khoản nợ xấu cũ?”.

Ở một tổ thảo luận khác, Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội, ông Nguyễn Văn Giàu - từng là người tiền nhiệm của ông Nguyễn Văn Bình - cũng có chung quan điểm.

Nợ xấu là mặt trái của hoạt động ngân hàng, giống như anh buôn bán có hàng tồn kho, có hư hỏng, nên nếu nghị quyết chỉ áp dụng cho xử lý nợ cũ mà không áp dụng với nợ mới thì khập khiễng, ông Giàu phát biểu.

Bày tỏ việc “xa nghề đã hơn 6 năm”, nguyên Thống đốc Nguyễn Văn Giàu đề nghị các đại biểu cần nhìn nợ xấu toàn diện hơn.

Bởi, “thế giới cũng vậy, nợ xấu phát sinh trước hết do môi trường kinh tế, đặc biệt khi suy thoái; thứ hai là môi trường pháp luật và thứ ba có phần chủ quan trong hệ thống, chứ không nhất thiết chỉ có yếu tố chủ quan”.

Ông Giàu nói tiếp: “Thời tôi làm Thống đốc, dư nợ toàn hệ thống chỉ khoảng 2,3 triệu tỷ, giờ dư nợ gấp 2,5 lần. Khi quy mô hoạt động của các ngân hàng thương mại lớn hơn, thời anh Dũng (nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - PV) làm Thống đốc đã đưa ra sáng kiến áp dụng thông lệ như các nước là phân loại nợ thành các nhóm, đồng thời trích lập dự phòng rủi ro cho nợ xấu. Đến 2005 mới có Quyết định 493, hình thành được phân loại nhóm nợ”.

Liên quan đến vấn đề nhiều đại biểu quan tâm trong dự thảo về việc được chuyển nhượng nợ xấu theo giá thị trường, trong đó vừa cho phép đấu giá công khai, vừa cho phép bán theo giá thỏa thuận, khiến nhiều đại biểu lo ngại việc lợi dụng trục lợi, ông Nguyễn Văn Giàu cho biết: về nguyên tắc, Bộ Chính trị đã đồng ý, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đồng ý, chỉ làm thế nào để đừng xảy ra tiêu cực. Đây là vấn đề cốt lõi.

Về quyền thu giữ tài sản đảm bảo của tổ chức tín dụng, ông Nguyễn Văn Giàu cho biết đã có nghị quyết liên tịch cách đây 17 năm để siết tài sản đảm bảo, nhưng giờ đã không còn phù hợp do vướng phải những bộ luật có hiệu lực cao hơn như Bộ Luật Dân sự.

“Cho vay, thu hồi nợ là quyền của tổ chức tín dụng - ở nước ngoài như vậy, nhưng nước ta thì không được. Anh Hưng (Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng - PV) đề xuất điều chỉnh luật để trả lại quyền của tổ chức tín dụng trong lĩnh vực này. Thứ nữa là về điều 12 - quyền ưu tiên xử lý nợ, đặc biệt khi nhiều chủ nợ mà chỉ có một món tài sản, theo Luật Phá sản thì ưu tiên đối tượng khác, còn nghị quyết này thì ngân hàng được thu hồi trước”, ông nói.

“Theo tôi, đúng như các anh băn khoăn, chúng ta phải chặt chẽ để đảm bảo khả thi khi đưa vào áp dụng, để giải phóng được nguồn lực này mà không phát sinh hậu quả pháp lý và hậu quả tài chính”.

“Thực ra, các đồng chí trong nghề đã nghiên cứu rất kỹ, có đề án báo cáo Bộ Chính trị, theo tôi biết là Bộ Chính trị đã cho ý kiến những nét lớn, trên cơ sở đó, các đồng chí về hình thành chính sách, họp thường kỳ Chính phủ cũng đã cho ý kiến, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã cho ý kiến 2 lần, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng yêu cầu Thống đốc giải trình riêng các vấn đề này”, ông Giàu cung cấp thêm thông tin.

Tuy nhiên, không phải đại biểu nào cũng cùng quan điểm như hai vị cựu Thống đốc.

Đại biểu Nguyễn Mai Bộ cho rằng: “Phải khẳng định với nhau, chỉ xử lý nợ xấu từ 1/8/2017 trở về trước (tức thời điểm nghị quyết dự kiến chính thức có hiệu lực - PV), nếu không sẽ thành cơ chế bật đèn xanh cho việc tiếp tục vi phạm.

Một số vị khác cho rằng quy định về quyền thu giữ tài sản đảm bảo của tổ chức tín dụng là không khả thi. Có vị đại biểu trong ngành toà án khẳng định, nếu quy định áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm thì vị này khó có thể đồng ý thông qua nghị quyết.

Theo Nguyên Vũ

VnEconomy

Đọc tiếp »

Giá heo rẻ bèo, thức ăn chăn nuôi vẫn nhập ồ ạt

Việt Nam vẫn chi hàng tỉ đô la để nhập khẩu thức ăn chăn nuôi trong khi ngànhchăn nuôi trong nước vẫn đang thua lỗ.

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm tháng đầu năm 2017, Việt Nam đã chi hơn 1,5 tỉ USD để nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu, tăng 27,5% so với cùng kỳ năm 2016.

Thị trường nhập khẩu chính thức ăn gia súc của Việt Nam vẫn là Argentina (chiếm 45% thị phần), tiếp đến là Mỹ (13%), Ấn Độ và Trung Quốc.

Ngoài ra, trong năm tháng đầu năm nước ta cũng nhập khẩu 643 ngàn tấn đậu nành với giá trị 280 triệu USD, tăng 8% về khối lượng và tăng 19% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.

Khối lượng và giá trị nhập khẩu bắp cũng tăng. Đặc biệt, bốn tháng đầu năm, khối lượng nhập khẩu bắp của thị trường Thái Lan tăng hơn 48 lần so với cùng kỳ năm 2016 nhưng giá trị tăng hơn 4,5 lần.

Trong khi đó, giá heo hơi trong nước vẫn đang ở mức thấp 24.000-25.000 đồng/kg, người chăn nuôi đang thua lỗ nặng nề. Dù mới đây đón tin vui Trung Quốc sẽ nhập khẩu lại heo Việt Nam nhưng vẫn khó khăn xuất sang thị trường này với yêu cầu xuất theo đường chính ngạch. Chưa kể những điều kiện về vùng kiểm dịch an toàn, giết mổ, đông lạnh đảm bảo yêu cầu Trung Quốc đưa ra.

Theo các chuyên gia chăn nuôi, hiện tại với năng lực sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước đang vượt sức tiêu thụ, phải hướng tới xuất khẩu hoặc có biện pháp hành chính để giảm tốc độ lại, không những để giải quyết bài toán kinh tế mà còn liên quan tới môi trường.

Mới đây, Cục Chăn nuôi cho biết đã tham mưu và trình Bộ NN&PTNT gửi văn bản tới tất cả các tỉnh, thành phố, tạm thời dừng xây dựng các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi mới. Theo Cục Chăn nuôi, ngành thức ăn chăn nuôi phải đẩy mạnh nội lực, làm sao sử dụng thức ăn chăn nuôi hiệu quả hơn, kiểm soát dịch bệnh, giảm giá thành.

Theo Quang Huy

PLO

Đọc tiếp »

Khủng hoảng người kế nghiệp “nhấn chìm” doanh nghiệp lâu đời Nhật

Tới năm 2040, mỗi năm sẽ có khoảng 40.000 công ty lâu đời của Nhật phải chật vật tìm người lãnh đạo mới...

Cuối năm 2016, sau 8 thập kỷ kinh doanh, Hideaki Ishiwata cuối cùng cũng quyết định đóng cửa siêu thị Maruki do ông nội mình thành lập và đã trải qua 3 thế hệ của gia đình. Con trai của ông Ishiwata không có hứng thú với việc tiếp quản việc kinh doanh và ông không có người kế nghiệp nào khác, còn khách hàng thì đang giảm dần.

Theo hãng tin Bloomberg, công ty nhỏ và vừa chiếm tỷ lệ tới 99% doanh nghiệp Nhật và sử dụng 70% lực lượng lao động nước này. Tuy nhiên, độ tuổi trung bình của ông chủ các công ty này đã tăng lên 59 tuổi và đa số doanh nghiệp này thấy không được hưởng gì từ chính sách phục hồi kinh tế của chính phủ nước này.

Trong hai mươi năm tới, cơn lốc đóng cửa sẽ tràn tới hàng trăm nghìn doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Nhật bởi những ông chủ già nua không thể tìm được người tiếp quản kinh doanh, Bloomberg dẫn nhận định của giáo sư, nhà kinh tế học Toshiya Miyawaki của đại học Tokuyama, cho hay.

Không người kế nghiệp

Từ năm 2007 đến 2016, số lượng công ty tuyên bố phá sản tại Nhật giảm 40%, trong khi đó, tỷ lệ công ty tự tuyên bố đóng cửa lại tăng với tỷ lệ tương đương (gần 30.000 trong năm 2016).

Theo ông Miyawaki, xu hướng tự đóng cửa là điều đáng lo ngại hơn. Trong một khảo sát tháng 4 vừa qua của chính phủ thực hiện với các công ty tự tuyên bố đóng cửa, 37% doanh nghiệp cho biết nguyên nhân của việc này là tình trạng kinh doanh tồi tệ và 33% cho biết họ không tìm được người kế nghiệp.

Theo nhà phân tích Sakamaki thuộc tập đoàn tài chính Nomura, tới năm 2040, mỗi năm sẽ có khoảng 40.000 công ty lâu đời của Nhật phải chật vật tìm người lãnh đạo mới.

Đa số sẽ chọn phương án đơn giản là đóng cửa, giới phân tích nhận định. Và khi có ngày càng nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng cửa, cơ hội để thu hút những người kế nghiệp từ thành phố về quê hương để tiếp quản gia nghiệp sẽ càng trở nên khó khăn hơn.

Tuy vậy, điều đáng nói là đa số những doanh nghiệp này thuộc loại “có lợi nhuận” hoặc “lợi nhuận cao”. Như vậy có nghĩa là, những công ty làm ăn tốt phải đóng cửa chỉ vì không tìm được người lãnh đạo mới, Bộ Thương mại, Kinh tế và Công nghiệp Nhật Bản kết luận.

10 năm trước, theo các khảo sát của chính phủ Nhật, khoảng 70% doanh nghiệp đóng cửa có chủ nhân ở độ tuổi trên 60. Năm 2016, tỷ lệ này tăng lên trên 82%. Khoảng 50% doanh nghiệp tham gia khảo sát có giám đốc điều hành (CEO) trên 60 tuổi cho biết họ đang tìm nhưng không thể tìm được người tiếp quản kinh doanh.

Cũng theo số liệu của chính phủ nước này, truyền thống kinh doanh cha truyền con nối trong nhiều thế hệ đang bị mất đi. Từ năm 1980, lượng trẻ em dưới 15 tuổi tại nước này đã giảm liên tục. Tỷ lệ của nhóm này trên tổng dân số cũng giảm hàng chục năm liên tiếp kể từ năm 1974.

“Đây là mối nguy tiềm tàng đối với khu vực kinh tế địa phương của Nhật. Chúng ta có nguy cơ đối mặt một điểm bùng phát khi lượng doanh nghiệp đóng cửa chạm một mức mà ở đó việc phục hồi an toàn trở nên khó khăn hơn bao giờ hết”, Michael Newman, chủ tịch hãng nghiên cứu Analogica có trụ sở tại Nhật, nhận định.

Mặt khác, một số doanh nghiệp thừa nhận họ cũng không thể tìm người kế nghiệp bên ngoài gia đình.

Là chủ một công ty thiết kế nền tảng video game và đồ họa có trụ sở tại Tokyo, mới đây, Yoji Nakaza đã tìm tới hãng môi giới Nihon M&A Center để tìm người mua lại công ty của mình.

Ông cho biết “khả năng con trai tôi tiếp quản việc kinh doanh là bằng không” và cũng không thể tìm được người nào bên ngoài gia đình cho vị trí lãnh đạo công ty.

“Nhân viên của tôi là những người có chuyên môn tốt nhưng họ lại không biết cách điều hành doanh nghiệp”, Nakaza nói.

“Miếng mồi” cho ngành môi giới mua bán, sáp nhập

Vài năm trở lại đây, ngành kinh doanh môi giới mua bán, sáp nhập doanh nghiệp tại Nhật tăng trưởng đều đặn nhưng bắt đầu bùng nổ từ năm 2014 khi thế hệ “baby boom” (những người sinh ra trong những năm 1946 - 1964 - thời điểm tỷ lệ sinh của Nhật cao nhất) của giới chủ doanh nghiệp bắt đầu bước sang tuổi 80 và nhận ra họ không có ai để truyền lại sự nghiệp.

Trong cơn khủng hoảng “người kế nghiệp”, ngoài việc đóng cửa, những doanh nghiệp này còn một giải pháp nữa là tìm đến các hãng môi giới chuyên thực hiện các vụ mua bán, sáp nhập công ty nhỏ và vừa tại Nhật.

Đối với một số người thì những thương vụ mua lại này là tia hy vọng đối với những doanh nghiệp lâu đời đang khủng hoảng vì vấn đề già hóa dân số. Nhưng đối với nền kinh tế lớn thứ ba thế giới thì điều này lại không hề đơn giản.

Những thương vụ này mang lại lợi lộc lớn cho các đơn vị môi giới nhưng không thể giúp ngăn chặn làn sóng đóng cửa doanh nghiệp vì không có người nối nghiệp.

Tình trạng dân số già là vấn đề đáng quan ngại. Giới phân tích cho rằng tình trạng tỷ lệ sinh thấp trong nhiều thập kỷ đang biểu hiện những tác động rõ rệt. Việc “không có thế hệ sau” đang khiến nhiều gia đình gặp vấn đề trong việc tìm người kế nghiệp.

Còn giới trẻ - những người thừa kế - thường không muốn tiếp quản sự nghiệp kinh doanh của gia đình. Họ muốn theo đuổi sự nghiệp của riêng mình, chuyển tới nơi khác sinh sống, đồng thời phải đối mặt với gánh nặng thuế nếu thừa kế gia sản (đặc biệt ở nông thôn), hoặc không thấy triển vọng trong việc phát triển lâu dài trong công ty nhỏ của gia đình.

Theo thống kê và nghiên cứu tình trạng di dân, 10 trên 47 tỉnh của Nhật Bản hiện có số dân giảm xuống dưới một triệu và không có dấu hiệu tăng trở lại.

Lượng thương vụ mua bán sáp nhập doanh nghiệp tăng vọt giúp ngành môi giới phát triển nở rộ. Làn sóng đóng cửa công ty vì thiếu người kế nghiệp là mối nguy với nền kinh tế nhưng lại là đòn bẩy cho các đơn vị môi giới mua bán doanh nghiệp vừa và nhỏ lớn nhất của Nhật.

Theo Bloomberg, 3 công ty lớn nhất trong ngành này của Nhật thực hiện trung bình 10 giao dịch/ mỗi tuần.

Theo báo cáo tài chính gần nhất (kết thúc vào tháng 8/2016), lợi nhuận hoạt động của hãng môi giới Strike Co tăng trưởng 46% so với năm trước.

Đối thủ lớn của hãng này là Nihon M&A Center cũng tăng trưởng lợi nhuận 29% trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2017. Còn M&A Capital Partners, hãng môi giới lớn thứ 3 tại Nhật, cũng tăng trưởng lợi nhuận gần 30%.

Theo Kim Tuyến

Vneconomy

Đọc tiếp »

Tranh luận về cái giá phải trả của tăng trưởng GDP 6,7%: Chấp nhận tăng trưởng thấp, đất nước mãi tụt hậu

Đồng thuận với nhiều ý kiến, đại biểu QH Trương Trọng Nghĩa hoan nghênh việc Chính phủ chọn tăng trưởng GDP thấp nhưng gắn với tiến bộ và công bằng xã hội. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Xuân Thành, giảng viên chương trình Fullbright chấp nhận mức tăng trưởng thấp sẽ khiến đất nước tiếp tục tụt hậu.

Chỉ số GDP đã lạc hậu

Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng chậm, khả năng không đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7% trong năm 2017. Nhưng Chính phủ vẫn rất quyết tâm thực hiện các chỉ tiêu về kinh tế xã hội mà Quốc hội đề ra.

Từ quan điểm của một đại biểu Quốc hội, đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng tăng trưởng GDP hiện đã không còn quan trọng. Vấn đề được ônng Nghĩa nêu ra là Chính phủ sẽ điều hành ra sao để tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường.

“Chỉ số GDP đã lạc hậu rồi, tại sao mình vẫn cắm đầu, cắm cổ vào chỉ số này? Chính phủ cần giải trình thêm về sự lựa chọn tăng trưởng của mình. Nếu tăng trưởng thấp hơn ở mức 6,3% nhưng hiệu quả cao, chăm sóc về mặt xã hội tốt hơn, bảo vệ tài nguyên, môi trường thì người dân cũng hoan nghênh” – đại biểu Trương Trọng Nghĩa nói.

Theo ông Nghĩa, việc đạt được mục tiêu tăng trưởng bằng mọi giá đã khiến nhiều nước phải trả giá đắt về sau. Vì vậy, Chính phủ vừa phải thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm nay, vừa phải tính tới tương lai dài hạn là điều đại biểu Trương Trọng Nghĩa mong muốn.

“Tăng trưởng GDP muốn bao nhiêu phần trăm cũng được, nhưng cái giá phải trả là gì? Ví dụ như vấn đề môi trường, con người, trong dài hạn, các nước trả giá rất nhiều. Trung Quốc cũng đã nói họ phải trả giá đắt cho suốt 30 năm tăng trưởng cao” – đại biểu Trương Trọng Nghĩa nêu dẫn chứng.

Tiếp tục tụt hậu nếu chấp nhận mức tăng trưởng thấp

Trong khi đó, giảng viên chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, ông Nguyễn Xuân Thành không phủ nhận thước đo GDP có nhiều khiếm khuyết. Nhưng "trong khi các nhà nghiên cứu chưa thống nhất được một thước đo tăng trưởng kinh tế tốt hơn, thì vẫn phải dùng GDP. Do đó, nếu cứ chấp nhận mức tăng trưởng GDP thấp thì đất nước sẽ tiếp tục tụt hậu". Ngưỡng “thấp” đối với Việt Nam được ông Thành chỉ ra là dưới 6%/năm.

“Từ khoảng 1960 đến nay, không có nước nào thoát nghèo, đi lên thu nhập trung bình rồi thu nhập cao mà không tăng trưởng GDP từ 6%/năm trở lên liên tục trong thời gian dài. Tăng trưởng nhanh trong dài hạn là câu trả lời cho sự khác biệt giữa các nước/vùng lãnh thổ đã giàu lên (Hàn Quốc, Đài Loan) và những nước vẫn lẹt đẹt ở mức nghèo hay trung bình thấp (Philippines, Việt Nam)” – ông Thành cho biết.

Theo ông Thành, vấn đề cần quan tâm hiện nay là cách làm để đạt mục tiêu, hoàn toàn không phải câu chuyện có hay không “cần tập trung vào tăng tăng trưởng GDP” như nhiều người đề cập.

“Vấn đề không phải là không cần tập trung vào tăng trưởng GDP nhanh, mà là cách làm để đạt tăng trưởng GDP nhanh. Tăng trưởng thấp là kết quả của sự kém hiệu quả trong sử dụng nguồn lực trực tiếp và gián tiếp. Nếu hiệu quả cao thì tăng trưởng đã cao” – ông Thành nêu rõ.

Không đánh giá cao ý kiến tăng khai thác dầu thô và “bơm” thêm tiền ra nền kinh tế để thúc đẩy tăng trưởng, ông Thành đề xuất giải pháp tái cơ cấu và cải thiện thể chế. Trong ngắn và trung hạn, tăng trưởng kinh tế sẽ được cải thiện khi giải quyết các yếu kém cơ cấu để nền kinh tế không phải “nuôi” nợ xấu, sự phi hiệu quả của đầu tư công và đầu tư DNNN. Trong dài hạn, điều ông Thành đề xuất là phải cải thiện chất lượng thể chế để tăng năng suất.

Vương Diệu Quân - Vượng Lê

Theo Trí Thức Trẻ

Đọc tiếp »

Xếp hạng cơ sở lưu trú: Đại biểu quốc hội lo ngại tình trạng 'chạy sao'

Trong phiên làm việc chiều 29/5 kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, dự án Luật du lịch (sửa đổi) được các đại biểu quốc hội thảo luận, cho ý kiến. Dự án luật này được kỳ vọng tạo nên cú hích thúc đẩy phát triển ngành du lịch.

Xếp hạng tự nguyện hay bắt buộc?

Một trong những vấn đề được các đại biểu quan tâm là việc xếp hạng cơ sở lưu trú. Có ý kiến đề nghị, đăng ký xếp hạng cơ sở lưu trú cần được thực hiện theo nguyên tắc bắt buộc. Việc thực hiện đăng ký xếp hạng theo nguyên tắc bắt buộc tạo thuận lợi cho công tác quản lý về chất lượng cơ sở lưu trú, tác động tích cực đến môi trường kinh doanh, góp phần bảo vệ và nâng cao uy tín ngành du lịch. Tuy nhiên, việc thực hiện theo nguyên tắc này còn mang nặng tính hành chính, can thiệp vào sự vận hành của hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú theo quy luật thị trường.

Một số ý kiến cho rằng, đăng ký xếp hạng cơ sở lưu trú cần được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện. Cơ sở lưu trú du lịch được xếp hạng là nhu cầu, quyền lợi của doanh nghiệp. Việc đăng ký xếp hạng theo nguyên tắc tự nguyện thể hiện quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp; bảo đảm hoạt động kinh doanh được vận hành theo quy luật thị trường, giảm thủ tục hành chính. Tuy nhiên, việc xếp hạng theo nguyên tắc này có thể gây khó khăn trong việc quản lý, thống kê, dễ dẫn đến tình trạng doanh nghiệp tự mạo nhận sao, ảnh hưởng đến quyền lợi của khách du lịch.

Trước đây, trong Phiên họp thứ 8 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV, ban soạn dự án luật có đề xuất 2 phương án:

Phương án 1: Xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch theo nguyên tắc tự nguyện. Việc xếp hạng các cơ sở lưu trú du lịch theo nguyên tắc tự nguyện tạo điều kiện thuận lợi, tôn trọng quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp; bảo đảm hoạt động kinh doanh được vận hành theo quy luật thị trường. Quy định này gắn liền với công tác hậu kiểm, nghiêm cấm hành vi tự công bố hạng sao, lợi dụng quy định mở, thông thoáng để trục lợi. Đồng thời, dự thảo bổ sung điều kiện kinh doanh lưu trú du lịch phải đáp ứng quy chuẩn đối với loại cơ sở lưu trú do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành. Quy chuẩn này là điều kiện tối thiểu mà tất cả loại hình cơ sở lưu trú phải đáp ứng.

Tuy nhiên, việc xếp hạng cơ sở lưu trú theo nguyên tắc tự nguyện sẽ tiềm ẩn nguy cơ về chất lượng kinh doanh, doanh nghiệp tự mạo nhận sao, quảng cáo sai thứ hạng, gây khó khăn cho quản lý, ảnh hưởng đến quyền lợi của khách du lịch.

Phương án 2: Xếp hạng cơ sở lưu trú theo nguyên tắc bắt buộc. Cơ sở lưu trú du lịch được cơ quan có thẩm quyền thẩm định và xếp hạng tương xứng với điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực, chất lượng dịch vụ. Trên cơ sở đó, khách du lịch, các doanh nghiệp du lịch sẽ có căn cứ để lựa chọn cơ sở lưu trú phù hợp với nhu cầu. Cơ sở lưu trú du lịch có thể dùng chứng nhận này để phát triển thương hiệu, quảng bá rộng rãi trong các hoạt động xúc tiến du lịch. Vì vậy, việc thực hiện theo nguyên tắc này sẽ đảm bảo quyền lợi của khách du lịch, tạo thuận lợi cho công tác quản lý về chất lượng cơ sở lưu trú. Cùng với phương án này là quy định cơ sở lưu trú du lịch phải thẩm định lại sau ba năm xếp hạng.

Tuy nhiên, việc xếp hạng theo nguyên tắc bắt buộc còn mang nặng tính hành chính, can thiệp vào sự vận hành của hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú theo quy luật thị trường, cũng như tạo áp lực công việc cho cơ quan quản lý trong việc xét công nhận sao cho cơ sở lưu trú. Nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp và giảm bớt mặt hạn chế của phương án này, dự thảo quy định cơ sở lưu trú trong thời hạn 12 tháng kể từ khi đi vào hoạt động gửi hồ sơ đăng ký công nhận hạng đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay vì 03 tháng như hiện nay.

Thường trực Ủy ban thường vụ Quốc hội nhất trí với phương án 1. Đồng thời đòi hỏi phải nâng cao vai trò quản lý nhà nước, tăng cường công tác hậu kiểm.

Về vấn đề này, do còn có ý kiến khác nhau, nên trong buổi làm việc chiều này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất 2 phương án như Dự thảo, xin đại biểu Quốc hội cho ý kiến.

Lo tình trạng "chạy sao"

Ủy viên ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Phan Thành Bình cho biết việc giao thẩm quyền xếp hạng cơ sở lưu trú cho tổ chức xã hội - nghề nghiệp cần có lộ trình, phù hợp với tình hình thực tiễn. Dự thảo Luật được chỉnh lý theo hướng: cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ trì, phối hợp với tổ chức xã hội - nghề nghiệp về du lịch tổ chức thẩm định, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch.

Đại biểu Triệu Thị Thu Phương tỉnh Bắc Kạn băn khoăn trong việc xếp hạng cơ sở lưu trú dù bắt buộc hay tự nguyện cũng còn nhiều bất hợp lý. Đại biểu cho rằng ở một số nước họ tùy thuộc loại hình cơ sở lưu trú mà xếp hạng hay không, có nơi chỉ xếp hạng với khách sạn. Nếu giao việc xếp hạng cho Hiệp hội, đại biểu lo lắng không đủ năng lực, có thể tồn tại lợi ích nhóm… Đại biểu Phương đề nghị việc xếp hạng cơ sở lưu trú giao cho các tổ chức độc lập để cho khách quan. Nhà nước nên đóng vai trò trung gian để giải quyết các vấn đề phát sinh giữa các chủ thể.

Đại biểu Hoàng Thị Hoa đoàn Bắc Giang cho rằng cần để cho các cơ sở tự nguyện vì như thế sẽ đảm bảo cạnh tranh theo quy luật thị trường, tiết giảm được kinh phí, nhưng cần quy định các yêu cầu tối thiểu đối với các mức xếp hạng.

Đại biểu Đỗ Thị Lan đoàn Quảng Ninh cho rằng, đề nghị có quy định xếp hạng cả điểm du lịch chứ không chỉ có cơ sở lưu trú. Nơi nào có điểm du lịch hấp dẫn, sản phẩm tốt, có cơ sở hạ tầng tốt sẽ thu hút được khách đông hơn, giúp DN kinh doanh hiệu quả hơn. Đó cũng là cơ sở để các tỉnh, thành có động lực phát triển đối với du lịch hơn.

Đại biểu Vũ Thị Nguyệt tỉnh Hưng Yên đề nghị xếp hạng cơ sở lưu trú từ 1 sao đến 5 sao để khách hàng có cơ sở lựa chọn phù hợp. Đại biểu lo lắng việc "chạy sao", nên cần có hệ thống pháp luật đầy đủ, trình tự đơn giản nhưng chặt chẽ, không gây mất thời gian, khó khăn cho các cơ sở.

Thảo Nguyên

Theo Trí Thức Trẻ

Đọc tiếp »

Nước sản xuất gạo lớn thứ 4 thế giới muốn nhập khẩu khẩn cấp 300.000 tấn gạo của Việt Nam

Hãng tin Reuters cũng cho hay Bangladesh muốn nhập khẩu ngay 250.000-300.000 tấn gạo trắng 5% cám của Việt Nam và khối lượng dự kiến có thể đạt 500.000 tấn từ nay đến cuối năm 2017.

Sau trận lụt nặng làm ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất lúa gạo, Bangladesh đang lên kế hoạch nhập khẩu gạo để tăng cường kho dự trữ chiến lược cũng như bình ổn giá trong nước.

Theo hãng tin Reuters, một quan chức giấu tên của Bangladesh cho biết Việt Nam được lựa chọn là nhà nhập khẩu chính cho những thương vụ này, tuy nhiên người này không cho biết thêm chi tiết.

Việc nhà sản xuất lúa gạo lớn thứ 4 thế giới Bangladesh phải nhập khẩu thêm gạo được đánh giá là yếu tố có thể đẩy giá gạo đi lên tại những nước như Việt Nam, Thái Lan hay Ấn Độ.

Hãng tin Reuters cũng cho hay Bangladesh muốn nhập khẩu ngay 250.000-300.000 tấn gạo trắng 5% cám của Việt Nam và khối lượng dự kiến có thể đạt 500.000 tấn từ nay đến cuối năm 2017.

Trong tuần vừa qua, giá gạo Việt Nam đã lên mức cáo nhất 1 năm qua do nhiều kỳ vọng vào nhu cầu nhập khẩu lớn từ các nước như Bangladesh hay Philippines.

Một số thương lái cho biết giá gạo 5% cám giao tại cảng Sài Gòn (FOB) của Việt Nam đạt 360-380 USD/tấn, cao hơn 365-370 USD/tấn trong tuần trước đó và đây là mức cao nhất kể từ tháng 4/2016.

Nhiều thương lái và chuyên gia nhận định Bangladesh có thể là nhà nhập khẩu gạo chủ chốt trong năm nay. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, Bangladesh đã là nhà nhập khẩu gạo lớn thứ 4 thế giới kể từ năm 2011.

Mặc dù nước này sản xuất tới 34 triệu tấn gạo hàng năm, đứng thứ 4 thế giới nhưng phần lớn dùng để cung cấp cho 160 triệu dân. Bangladesh cũng thường xuyên phải nhập khẩu gạo ngắn hạn do thiếu nguồn cung bởi thiên tai, lũ lụt hay hạn hán.

Giá gạo địa phương tại Bangladesh đã lên mức cao kỷ lục trong khi kho dự trữ gạo chiến lược của nước này đang xuống mức thấp nhất trong 6 năm qua. Nguyên nhân chính là trận lụt vừa qua đã phá hủy 700.000 tấn lúa gạo của nước này.

Ngay sau trận lụt, chính phủ Bangladesh cho biết sẽ nhập khoảng 600.000 tấn gạo nhưng sẽ không dỡ bỏ thuế nhập khẩu gạo nhằm bảo hộ nông dân trong nước.

BT

Theo Thời Đại

Đọc tiếp »

Bộ trưởng Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện: Tour 0 đồng sẽ có thuốc đặc trị

Bộ trưởng Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện đã dành một phần thời lượng không nhỏ để làm rõ vấn đề tour du lịch 0 đồng gây bức xúc dư luận trong thời gian qua.

Trong phiên họp Quốc hội chiều ngày 29/5 về dự thảo Luật Du lịch (sửa đổi), đại biểu Trần Tất Thế đoàn Hà Nam đã chất vấn về tour 0 đồng.

“Các công ty lữ hành nước ngoài tổ chức các tour du lịch vào Việt Nam đi kèm theo các du khách, các hướng dẫn viên du lịch người nước ngoài, họ hướng dẫn du khách vào mua hàng hóa tại cửa hàng mà chủ cửa hàng là người nước họ, hàng hóa của người nước họ, khuyến mại tour du lịch với giá 0 đồng như sự việc vừa xảy ra tại Quảng Ninh. Chúng ta vừa không quản lý được hoạt động của khách du lịch vừa không thu được thuế”, đại biểu Tất Thế nói.

Vị đại biểu này đặt ra câu hỏi rằng sau sự việc đó, bài học rút ra là gì, cần sửa đổi gì trong Luật. “Tôi đề nghị làm rõ hơn vấn đề này”, đại biểu nhấn mạnh.

Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện đã dành một thời lượng không nhỏ trả lời về vấn đề này.

Nhận định lữ hành – tour 0 đồng – hướng dẫn viên du lịch có liên quan mật thiết lẫn nhau, Bộ trưởng Thiện cho biết vì quản lý lữ hành chưa tốt, hướng dẫn viên du lịch cũng chưa tốt mới dẫn đến câu chuyện có tour giá rẻ hay còn gọi là tour 0 đồng.

“Thực ra chúng ta gọi là tour giá rẻ, bởi vì như một đại biểu ở Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên giám đốc Sở du lịch có nói, thậm chí bây giờ chúng ta đi du lịch của nước ngoài tour vẫn rẻ hơn ở Việt Nam”, Bộ trưởng Thiện nói.

Người đứng đầu ngành Du lịch cho biết việc tính toán tour của doanh nghiệp cho rẻ, hợp lý để thu hút khách thì không ai cấm, tuy nhiên, những câu chuyện được phản ánh gần đây đều có nguyên nhân của nó. Cụ thể, những người này thực hiện tour giá rẻ đó bằng việc thu những khoản thu khác mà có thể nói bất hợp pháp. Ví dụ như vào bắt khách mua ở những cửa hàng đã định sẵn và với giá cao hơn so với bình thường, hàng hóa chất lượng kém hơn.

“Đấy là gốc của vấn đề chứ không phải là gốc vấn đề ở tour giá rẻ, chúng ta phải chặn ở gốc vấn đề”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Ông cũng cho biết thêm trong dự thảo Luật Du lịch (sửa đổi) đã bổ sung đối với doanh nghiệp lữ hành có một yêu cầu phải có người gọi là phụ trách, doanh nghiệp đó phải có bằng cấp, phải có kinh nghiệm, trước đây chúng ta không có, bổ sung thêm điều này.

Thứ hai, các hướng dẫn viên du lịch trong Luật đã được quy định cụ thể sẽ được tăng cường hơn công tác quản lý hơn.

“Một điều rất quan trọng để hạn chế những việc này là chúng ta phải quản lý, ví dụ như vào mua ở những cửa hàng như vậy thì quản lý thị trường phải quản lý. Rồi thuế phải thu thuế, chúng ta phải phạt thì như vậy họ không có cơ sở nào để họ có nguồn thu cả, họ không thể nào gọi là tổ chức tour 0 đồng”, Bộ trưởng cho biết.

Bên cạnh đó, Luật du lịch (sửa đổi) tại Khoản 4, Điều 9 quy định hành vi bị cấm thu lợi bất chính từ khách du lịch được xem là điểm mới để ngăn ngừa vấn nạn từ tour 0 đồng.

Theo Đức Minh

Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

Cứu giá dầu, cuộc chiến chật vật của OPEC và Nga

Chiến lược cắt giảm sản lượng dầu mà OPEC và Nga theo đuổi vẫn chưa giải quyết được vấn đề cốt lõi là tình trạng thừa dầu của thế giới...

Vào tuần trước, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) cùng với Nga và một số nước sản xuất dầu lớn khác ngoài khối đã nhất trí cùng nhau kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng thêm 9 tháng. Đây là động thái nhằm “hút” sạch lượng dầu dư thừa trên toàn cầu - nhân tố đẩy giá “vàng đen” giảm sâu tới mức khó tưởng tượng trong năm ngoái.

Thỏa thuận cắt giảm sản lượng đạt được giữa OPEC và Nga dường như đã thiết lập được một mức “sàn” cho giá dầu thế giới từ đầu năm đến nay. Tuy nhiên, theo hãng tin CNN, chiến lược này vẫn chưa giải quyết được vấn đề cốt lõi là tình trạng thừa dầu của thế giới, ít nhất là đến thời điểm này.

Thế giới vẫn thừa nhiều dầu

Bất chấp việc OPEC và Nga cắt giảm sản lượng, lượng dầu tồn kho ở Mỹ và các nền kinh tế lớn khác vẫn bám trụ ở mức cao. Điều này khiến các nhà đầu tư thiếu kiên nhẫn lo ngại về triển vọng giá dầu.

Chiến lược của OPEC và Nga “đến nay chưa phát huy tác dụng”, ông Matt Smith, trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường hàng hóa cơ bản thuộc ClipperData, nhận định. “Họ vẫn còn cách mục tiêu một khoảng xa. Lượng dầu tồn kho hầu như chưa giảm xuống”.

Tại Mỹ, quốc gia có dữ liệu về tồn kho dầu được cập nhật thường xuyên và đáng tin cậy nhất, lượng dầu tồn kho hiện ở mức 516,3 triệu thùng. Theo dữ liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (IEA), con số này không chỉ cao hơn mức trung bình lịch sử, mà thậm chí còn cao hơn 6% so với thời điểm khi OPEC và Nga mới đạt thỏa thuận cắt giảm sản lượng vào tháng 11 năm ngoái.

“Lượng dầu tồn kho chưa hề giảm xuống. Đó là lý do vì sao cần phải tiếp tục việc cắt giảm sản lượng”, ông Andrew Slaughter, Giám đốc điều hành Trung tâm Giải pháp năng lượng Deloitte, nhận định.

Điều khiến OPEC quan tâm nhiều hơn là lượng tồn kho dầu trên toàn cầu. Nhưng theo CNN, bức tranh lớn này cũng không hề tươi sáng hơn.

Lượng dầu tồn kho tại các quốc gia phát triển thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã tăng thêm 24 triệu thùng trong quý 1 năm nay, lên mức kỷ lục 1,2 tỷ thùng - theo số liệu từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA).

“Bất chấp OPEC nghiêm chỉnh tuân thủ việc cắt giảm sản lượng, các nhà sản xuất dầu chính tin rằng lượng dầu tồn kho chưa hề giảm xuống”, IEA viết trong một báo cáo ra trong tháng 5.

Tổ chức đánh giá tín nhiệm Fitch Ratings đồng tình rằng chiến lược của OPEC đến nay mới chỉ đem lại kết quả hạn chế. Thỏa thuận cắt giảm sản lượng “chưa hề có ảnh hưởng rõ rệt đối với lượng dầu tồn kho”, các nhà phân tích của Fitch viết trong một báo cáo công bố hôm thứ Năm tuần trước.

Sau cuộc họp của OPEC vào hôm thứ Năm, giá dầu thô tại thị trường Mỹ, đã sụt 5% xuống dưới mức 49 USD/thùng, phản ánh sự hoài nghi của giới đầu tư đối với chiến lược của khối.

Trước khi diễn ra cuộc họp, nhiều nhà đầu tư đã kỳ vọng Saudi Arabia, “thủ lĩnh” không chính thức của OPEC, và Nga sẽ gây sức ép buộc các nước khác phải giảm sản lượng sâu hơn, hoặc gia hạn thỏa thuận lâu hơn, thay vì chỉ thêm 9 tháng.

Chiều ngày 29/5 theo giờ Việt Nam, giá dầu thô ngọt nhẹ giao sau tại New York đứng dưới mức 50 USD/thùng.

Các nhà sản xuất dầu đá phiến khiến OPEC gặp khó

Vậy đâu là lý do khiến mức cắt giảm sản lượng 1,8 triệu thùng dầu/ngày của OPEC và các đối tác ngoài khối không thể khiến lượng dầu tồn kho của thế giới giảm xuống?

Nhiều người lo ngại rằng OPEC - khối có cả một lịch sử dài không tuân thủ hạn ngạch sản lượng của chính mình - sẽ không thực hiện đúng cam kết đưa ra. Nhưng nhiều nhà quan sát tin rằng lần này, OPEC không “nói dối”.

Mặc dù vậy, giới phân tích nói rằng Saudi Arabia và Nga thực ra đã khiến mức thừa dầu của thế giới gia tăng khi hai nước này đẩy mạnh xuất khẩu dầu trước khi đạt thỏa thuận vào tháng 11/2016. Với sản lượng bị đẩy lên từ trước, thì việc cắt giảm sản lượng sau đó không có nhiều tác dụng.

Một vấn đề khác là lượng dầu mà OPEC xuất khẩu sang Mỹ tiếp tục tăng, bất chấp sản lượng bị cắt giảm. Từ đầu năm đến nay, tháng nào Mỹ cũng nhập nhiều dầu từ OPEC hơn so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu của ClipperData. “Điều này hơi khó hiểu một chút. Không biết làm thế nào họ vừa tuân thủ đầy đủ thỏa thuận giảm sản lượng mà lại không khiến lượng dầu xuất khẩu giảm đi”, ông Smith từ ClipperData nhận định.

Ngoài ra, sự trở lại của các nhà khai thác dầu đá phiến của Mỹ cũng là một trở lại đối với sự khởi sắc của giá dầu. Các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ, nhất là các mỏ dầu ở vùng Permian Basin, đã chứng tỏ vững vàng hơn những gì OPEC dự đoán.

Hãng tin Reuters dẫn dữ liệu từ công ty Baker Hughes cho biết các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ đến nay đã tăng số giàn khoan hoạt động suốt 19 tuần liên tiếp, lên 722 giàn khoan, mức cao nhất kể từ tháng 4/2015.

Thế tiến thoái lưỡng nan của OPEC

Các nhà đầu tư lạc quan cho rằng OPEC cần thêm thời gian để đưa cung-cầu trên thị trường dầu về trạng thái cân bằng. Họ nói lượng dầu tồn kho sẽ giảm xuống nhờ việc cắt giảm sản lượng diễn ra song song với nhu cầu tiêu thụ xăng gia tăng ở Mỹ trong mùa hè.

Ông Khalid al-Falih, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Saudi Arabia tin rằng thị trường dầu thế giới sẽ cân bằng trong quý 1/2018. Dĩ nhiên, thời hạn dự báo này đã bị lùi lại so với dự báo trước đó của chính ông Khalid rằng thị trường sẽ cân bằng trong năm 2017.

Ngân hàng Goldman Sachs đồng tình rằng mức tồn kho dầu của các nước OECD sẽ trở lại mức bình thường vào đầu năm 2018 nhờ OPEC có thêm 9 tháng cắt giảm sản lượng.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là thế cân bằng sẽ duy trì được lâu, nhất là khi giá dầu tăng khiến các nhà khai thác dầu đá phiến tăng sản lượng.

“Khi thỏa thuận này kết thúc, và đồng thời sản lượng dầu đá phiến tăng mạnh, thì thị trường sẽ lại thừa cung”, ngân hàng Morgan Stanley viết trong một báo cáo ra hôm thứ Sáu tuần trước.

Đó là lý do vì sao Morgan Stanley hạ dự báo giá dầu vào cuối năm 2018 còn 55 USD/thùng, từ mức 60 USD/thùng đưa ra trước đó.

Goldman Sachs cũng cảnh báo rằng nếu OPEC nối lại cuộc chiến giành thị phần, thì thế giới sẽ lại thừa mứa dầu. “Đây chính là thế tiến thoái lưỡng nan của OPEC: nếu họ quay trở lại mức sản lượng cũ vào năm 2018 để tăng thị phần, thì giá dầu sẽ lại sụt giảm”, báo cáo của Goldman Sachs có đoạn viết.

Theo Bình Minh

Vneconomy

Đọc tiếp »

15 năm đề xuất, đấu giá biển số xe vẫn chờ được hợp thức hóa

Ý tưởng đấu giá biển số xe đã có từ năm 1993 nhưng đã sớm bị tạm dừng vì không đủ cơ sở pháp lý. Sau nhiều năm, hiện nay Quốc hội vẫn đang thảo luận về nội dung cho phép đấu giá biển số xe vào Dự thảo Luật Quản lý.

Từng bị “tuýt còi” ở Hải Phòng

Năm 1993, việc đấu giá biển số xe đã đươc diễn ra tại Hải Phòng. Dù làm tăng thêm nguồn thu cho ngân sách nhưng, việc làm này đã sỡm phải chấm dứt. Do các lý do về pháp lý, chính quyền thành phố Hải Phòng đã bị các cơ quan chức năng “tuýt còi”.

Năm 2007, nhằm hỗ trợ người nghèo, nhiều biển số với đầu 37, 86 đã được đấu giá bởi tỉnh Bình Thuận và Nghệ An. Tuy nhiên, Bộ Tài chính, Bộ Công An cũng đã sớm yêu cầu dừng các cuộc đấu giá này. Sau lần đầu triển khai tại Hải Phòng, đấu giá biển số xe vẫn vướng phái các rào cản pháp lý.

Năm 2008, Thủ tướng đã chấp thuận chủ trương đấu giá biển số xe khi có đề xuất từ Cục Cảnh sát giao thông. Bộ Công An và Bộ Tài chính đã gấp rút xây dựng Dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn việc đấu giá quyền sử dụng số đăng ký biển xe cơ giới đường bộ, chế độ thu, quản lý, sử dụng tiền đấu giá. Nhưng, một lần nữa mong muốn đấu giá biển số xe chưa thể trở thành hiện thực vì thông tư không thể vượt quá các quy định trong Luật đấu giá tài sản.

Năm 2011, khi soạn thảo Dự thảo Nghị định về đấu giá tài sản của Chính phủ, đấu giá biển số xe tiếp tục là chủ đề nóng. Có hai luồng quan điểm chưa đi đến thống nhất: coi biển số xe là tài sản; biển số xe là công cụ quản lý của Nhà nước đối với phương tiện giao thông. Trả lời báo chí, bà Nguyễn Thị Mai, Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp từng cho biết, nếu biển số xe chưa phải là tài sản thì không thể tiến hành bán đấu giá.

Không chỉ Luật đấu giá cần sửa đổi

Vướng mắc của việc đấu giá biển số xe không chỉ nằm ở Luật đấu giá với quy định không coi biển số là tài sản. Thực tế, Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và Luật Giao thông đường bộ cũng cần được sửa đổi để đấu giá biển số xe trở thành việc hợp pháp.

Ngày 29/5/2017, Quốc hội đã tiến hành thảo luật về Dự thảo Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi). Theo đó, Dự thảo cũng mở ra hướng bán đấu giá biển số đẹp để tăng thu cho ngân sách nhà nước.

Góp ý kiến vào Dự thảo, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) đề xuất nên bãi bỏ việc cấm mua bán biển số xe, biển số xe là tài sản công. Ông Cảnh cho rằng Luật mới nên cho phép bán đấu giá biển số xe với mức giá khởi điểm từ 20 triệu đồng đối với những người muốn lấy biển số theo ngày tháng năm sinh, ngày cưới, hoặc số đặc biệt đối với cá nhân chủ phương tiện. Đối với những biển số được bấm ngẫu nhiên thì vẫn tiến hành như hiện nay.

Tuy nhiên, vướng mắc cho đấu giá biển số xe còn nằm ở khoản 22 Điều 28 Luật Giao thông đường bộ, hiện đang cấm mua bán biển số xe. Do đó, Quốc hội sẽ cần cùng lúc sửa đổi Luật Giao thông đường bộ và ban hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi).

Theo tính toán của ông Nguyễn Văn Cảnh, trong 99.999 số, có 12.180 số đẹp, khoảng 61.500 chủ phương tiện mong muốn có biển số theo ngày sinh, ngày cưới, số đặc biệt,... Ông Cảnh cho rằng nếu thực hiện chủ trương đấu giá biển số xe ngay trong năm 2016 vừa qua, thì với 300.000 chiếc ô tô, ngân sách đã có thể thu về gần 5.000 tỷ đồng.

Theo Vương Diệu Quân

Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

Lối đi nào cho "TPP không có Mỹ"?

Thay vì huỷ bỏ hay bắt đầu lại từ đầu, 11 quốc gia TPP vẫn có thể hoàn thành hiệp định này.

Năm ngoái, Mỹ đặt bút ký vào Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương ( TPP ) nhưng sau đó lại tuyên bố rút khỏi TPP. 11 quốc gia còn lại đã tự đưa ra hạn chót cho bản thân phải quyết định nên huỷ bỏ hay tiếp tục TPP vào tháng 11 năm nay, thời điểm hội nghị APEC sẽ được tổ chức tại Đà Nẵng. Tuy nhiên, có lẽ, họ không cần nhiều thời gian tới vậy. Rõ ràng, TPP là một hiệp định tích cực.

Khác với nhiều cảnh báo trước đây, sự vắng mặt của Mỹ không ảnh hưởng lớn đến mức toàn bộ hiệp định này sẽ bị phá hủy. Điều khoản của TPP quy định hiệp định sẽ chỉ có hiệu lực khi các quốc gia chiếm 85% GDP của 12 quốc gia thành viên phê chuẩn. Chỉ riêng Mỹ đã chiếm 60%, do đó nhiều người cho rằng Mỹ rút thì TPP cũng tan vỡ. Nhưng các quốc gia vẫn có thể lựa chọn sửa đổi điều khoản đó. Ngoài ra, những điều khoản khác liên quan tới Mỹ cũng cần sửa đổi hoặc loại bỏ. Nếu 11 quốc gia TPP còn lại mong muốn hiệp định này, họ hoàn toàn có thể làm được những điều trên.

Trên thực tế, ngoài một số lĩnh vực như dệt may, giày dép, nông nghiệp hay một số sản phẩm tự động, thị trường Mỹ khá cởi mở với các nhà xuất khẩu nước ngoài. Nếu không có Mỹ, mở rộng thương mại nội vùng sẽ không đem lại lợi ích lớn, nhưng TPP vẫn có tác động tích cực.

Ví dụ, TPP đòi hỏi cải cách cơ cấu nông nghiệp ở Nhật Bản. Nhật Bản hiểu rõ rằng những thay đổi này là cần thiết nếu muốn tăng năng suất cũng như nâng cao mức sống; tuy nhiên, về mặt chính trị, đây lại là thách thức. Và TPP có thể là một giải pháp cho vấn đề này.

Bên cạnh đó, ngoài thuế quan thấp hơn, TPP cũng đem lại nhiều lợi ích khác. TPP cung cấp một bộ quy tắc thiết lập tiêu chuẩn kinh doanh toàn cầu trong thế kỉ 21, bao gồm nhiều lĩnh vực như tài sản trí tuệ, thương mại số và bảo vệ môi trường.

Nếu TPP được tiến hành, tiềm năng phát triển của các nước thành viên sẽ được thúc đẩy. Hiện nay, Hàn Quốc và Indonesia đang có ý định tham gia TPP. Trong tương lai, các quốc gia nằm ngoài Vành đai Thái Bình Dương có thể sẽ áp dụng các quy tắc của TPP nhằm duy trì khả năng cạnh tranh.

Với kịch bản này, người thiệt hại duy nhất lại chính là Mỹ. Mỹ sẽ bỏ lỡ nhiều lợi ích thương mại, và thậm chí, có thể mất đi vị thế vốn có trong các cuộc đàm phán thương mại cùng Nhật Bản, Canada và Mexico trong tương lai. Một vài doanh nghiệp Mỹ có thể chuyển hoạt động sang các nước TPP nhằm tận dụng những lợi ích đã đạt được trong các đàm phán trước đây. Nếu kịch bản này thực sự xảy ra, thì có lẽ Mỹ sẽ đề nghị tái gia nhập TPP.

Malaysia đã đề xuất một phương hướng khác, đó là tái đàm phán hiệp định. Tuy nhiên, đây dường như không phải là một phương án khả thi. Điều này sẽ gây nhiều khó khăn cho các quốc gia đã phê chuẩn TPP như Nhật Bản hay New Zealand, và sẽ kéo dài thời gian trì hoãn thực hiện TPP tới cuối năm nay.

Phương án có lợi nhất hiện nay là bảo toàn những gì đã đạt được và tiếp tục phát triển dựa trên cơ sở đó. Dù không thể đạt được thành công dự tính ban đầu, nhưng TPP vẫn có thể đem đến nhiều thành tựu đáng kể.

Theo Quỳnh Mai

Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

Đừng để ngành đường sắt bị lãng quên như mấy chục năm qua

Thảo luận về dự án Luật Đường sắt (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Văn Chương (TPHCM) đề nghị cần sự đầu tư thỏa đáng hơn nữa đối với ngành đường sắt, xứng đáng với vai trò và vị trí của ngành và cho rằng “chúng ta đừng để ngành đường sắt bị lãng quên như mấy chục năm qua”.

Cần có chính sách phát triển ngành đường sắt để GTVT đường sắt đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống GTVT cả nước, để đưa đường sắt sớm thoát khỏi tình trạng rất lạc hậu, yếu kém Tiếp tục chương trình làm việc của kỳ họp thứ 3, sáng 30/5, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, nghe báo cáo và thảo luận về dự án Luật Đường sắt (sửa đổi).

So với kỳ họp thứ 2, dự án Luật Đường sắt (sửa đổi) sau khi được tiếp thu, chỉnh sửa, dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3 gồm có 10 chương, 90 điều (giảm 5 điều).

Dự án Luật có phạm vi điều chỉnh là: Quy định về quy hoạch, đầu tư, xây dựng, bảo vệ, quản lý bảo trì và phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt; công nghiệp đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt; tín hiệu, quy tắc giao thông và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt; kinh doanh đường sắt; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đường sắt; quản lý Nhà nước trong hoạt động đường sắt.

Tại phiên họp, các đại biểu đã tập trung thảo luận vào những nội dung còn nhiều ý kiến khác nhau liên quan đến: Chính sách phát triển đường sắt; ưu đãi, hỗ trợ trong hoạt động đường sắt; quy hoạch phát triển giao thông vận tải (GTVT) đường sắt; quản lý Nhà nước về hoạt động đường sắt; kết cấu hạ tầng đường sắt; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn trong hoạt động GTVT đường sắt; kinh doanh đường sắt; giá/phí trong kinh doanh đường sắt;...

Nhiều ý kiến cho rằng, dự thảo Luật cần quy định rõ, đầy đủ hơn và mang tính chất đột phá đối với chính sách phát triển ngành đường sắt để GTVT đường sắt đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống GTVT cả nước, nhất là về đầu tư, để đưa đường sắt sớm thoát khỏi tình trạng rất lạc hậu, yếu kém như hiện nay.

Đề nghị cần có chính sách mạnh mẽ, quyết liệt phát triển từng loại hình đường sắt trong hệ thống GTVT nhằm kiến tạo nên một hệ thống GTVT đường sắt đồng bộ, bền vững, an toàn, hiệu quả, ít tác động tiêu cực tới môi trường, bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Dẫn chiếu hình ảnh về một ngành công nghiệp đường sắt Việt Nam đã được đầu tư vào loại hiện đại nhất Đông Nam Á vào những năm 70, 80 của thế kỷ trước, nay trở nên tụt hậu rất xa, đại biểu Nguyễn Văn Chương (TPHCM) đề nghị cần sự đầu tư thỏa đáng hơn nữa đối với ngành đường sắt, xứng đáng với vai trò và vị trí của ngành và cho rằng “chúng ta đừng để ngành đường sắt bị lãng quên như mấy chục năm qua”.

Cũng về chính sách phát triển ngành đường sắt, đại biểu Nguyễn Phương Tuấn (Ninh Bình), Đặng Hoàng Tuấn (Long An) đề xuất: Cùng với phát triển đường sắt quốc gia, dự án Luật cũng cần có các quy định khuyến khích phát triển các loại hình đường sắt đô thị; quan tâm phát triển hệ thống đường sắt kết nối với các cảng hàng hải nhằm giảm áp lực về giao thông đối với hệ thống giao thông đường bộ.

Đề cập đến nội dung về quy hoạch đường sắt, một số ý kiến đề nghị bổ sung quy định về quy hoạch phát triển đường sắt cho rõ và cụ thể hơn; quy hoạch kết cấu đường sắt với các ngành vận tải khác phải được đồng bộ hơn. Đồng thời bổ sung quy định thời gian lập quy hoạch, điều kiện lập quy hoạch đường sắt, kỳ quy hoạch; thẩm quyền, trách nhiệm của Bộ GTVT, của UBND cấp tỉnh trong quy hoạch liên tỉnh, địa phương,… Đề nghị rà soát lại nội dung quy hoạch giao thông đường sắt cho phù hợp với Luật Quy hoạch đang trình Quốc hội, phù hợp với tình hình hội nhập quốc tế.

Về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn trong hoạt động GTVT đường sắt, có ý kiến đề nghị rà soát, tổng kiểm tra đường ngang để có quy định phù hợp bảo đảm an toàn, hạn chế tối đa tai nạn đường sắt và với lộ trình hợp lý để xây dựng; quy định cụ thể hơn về hành lang an toàn giao thông; quy định rõ, cụ thể trách nhiệm của các cấp khi tai nạn xảy ra;…

Ngoài ra, các đại biểu Nguyễn Văn Chương (TPHCM), Trần Tất Thế (Hà Nam), Trần Văn Lâm (Bắc Giang) và nhiều ý kiến đại biểu đề xuất, dự án Luật cần có các quy định rõ ràng hơn nữa trong huy động, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư hoạt động phát triển giao thông đường sắt.

Đồng thời làm rõ, tách bạch hoạt động đầu tư kinh doanh hạ tầng đường sắt với các hoạt động dịch vụ đường sắt. Quy định rõ về vận tốc, yếu tố kỹ thuật, khổ đường và một số yêu cầu cơ bản về đường sắt tốc độ cao trong dự thảo Luật. Bổ sung quy định yêu cầu đối với ga đường sắt để xây dựng và quản lý các ga đường sắt thành các công trình đa năng, hiện đại;…

* Theo chương trình, chiều 30/5, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) và dự án Luật Tố cáo (sửa đổi).

Theo Nguyễn Hoàng

Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

Đề nghị nâng mức vốn vay tối đa đối với hộ nghèo từ 50 lên 70 triệu đồng

Cử tri đề nghị nâng mức vốn vay tối đa đối với hộ nghèo từ 50 triệu đồng lên 70 triệu đồng, NHCSXH cho biết tiếp thu và trình Hội đồng quản trị NHCSXH trong thời gian thích hợp.

Ban Dân nguyện Quốc hội vừa công bố các báo cáo tổng hợp các ý kiến chất vấn của cử tri kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV.

Theo đó, cử tri tỉnh Tuyên Quang kiến nghị, theo Quyết định số 34/QĐ-HĐQT, ngày 26/4/2014 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội thì hộ nghèo, hộ cận nghèo được vay vốn tối đa 50 triệu đồng để phục vụ sản xuất kinh doanh; so với yêu cầu thực tế mức vay vốn này còn thấp. Cử tri đề nghị nâng mức vốn vay tối đa đối với hộ nghèo từ 50 triệu đồng lên 70 triệu đồng.

Cùng quan điểm này, cử tri tỉnh Vĩnh Phúc cũng đề nghị nâng mức hỗ trợ vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội cho nông dân, hiện nay quy định mức cho vay tối đa là 50 triệu thì không đủ để người dân mở rộng hay chuyển đổi mô hình sản xuất, chăn nuôi.

Cử tri tỉnh Bình Phước đề nghị Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội nghiên cứu tăng mức cho vay đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất, kinh doanh lên 80-100 triệu đồng/năm/hộ để các hộ nghèo, cận nghèo có điều kiện sản xuất, kinh doanh tốt hơn.

Cử tri tỉnh Đắk Lắk kiến nghị rất nhiều gia đình chính sách, hộ nghèo có nhu cầu vay vốn để đầu tư sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao thu nhập góp phần xóa đói, giảm nghèo, ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, nguồn vốn của NHCSXH tại địa phương không đủ đáp ứng, đề nghị Chính phủ, NHCSXH Trung ương quan tâm phân bổ thêm nguồn vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Đắk Lắk để phục vụ nhu cầu của người dân.

Trước vấn đề này, NHCSXH cho biết hàng năm, NHCSXH luôn tích cực kiến nghị, đề xuất với NHNN và các Bộ, ngành liên quan trình Chính phủ cân đối nguồn vốn để cho vay phát triển sản xuất, kinh doanh đối với hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác phù hợp với nhu cầu và khả năng sử dụng vốn của hộ nghèo, cận nghèo.

Xét theo tình hình thực tế, ngày 26/4/2014 Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH đã ký Quyết định số 34/QĐ-HĐQT về nâng mức cho vay tối đa đối với hộ nghèo đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất, kinh doanh.

Theo đó, kể từ ngày 01/5/2014, mức cho vay tối đa đối với hộ nghèo và hộ cận nghèo đáp ứng nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh, nhằm góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững đã được nâng từ 30 triệu đồng/hộ lên 50 triệu đồng/hộ vay.

Về đề nghị nâng mức vốn vay tối đa đối với hộ nghèo từ 50 triệu đồng lên 70 triệu đồng, NHCSXH xin tiếp thu và trình Hội đồng quản trị NHCSXH trong thời gian thích hợp.

Theo Mai Ngọc

Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

Chỉ trong vòng 4 ngày, giá trị Bitcoin bốc hơi 4 tỷ USD

Chỉ trong vòng 4 ngày, giá trị thị trường của Bitcoin bốc hơi tới 4 tỷ USD, tuy nhiên các nhà đầu tư vẫn lạc quan về tương lai đồng tiền ảo này.

Hôm 24/5, giá Bitcoin đạt mức cao kỷ lục 2.791,69 USD. Tuy nhiên, dữ liệu từ CoinDesk cho thấy đầu tuần này, giá đồng Bitcoin đã giảm 520 USD, tương đương 18,7% xuống còn 2.267,73 USD.

Theo ông Bobby Lee, CEO sàn giao dịch Bitcoin BTCC, "Đợt điều chỉnh giá lần này diễn ra quá nhanh. Tuy nhiên, giá đồng Bitcoin hôm nay vẫn cao hơn tuần trước".

Ông Lee cho rằng đợt điều chỉnh giá lần này chỉ là tạm thời và giá đồng Bitcoin sẽ tiếp tục tăng. Một số nhân tố góp phần làm giá trị đồng Bitcoin trong đó có việc Nhật Bản chấp thuận việc thanh toàn bằng đồng tiền ảo.

Về dài hạn, các nhà đầu tư tin rằng đồng tiền ảo có triển vọng sẽ được phổ biến rộng rãi, thậm chí trở thành đối thủ của đồng tiền giấy.

Có vẻ như các nhà đầu tư vẫn đang rất lạc quan vào đợt tăng giá tiếp theo của đồng Bitcoin khi tổng số lượt giao dịch ký quỹ đã tăng lên mức 21.168,9 vào hôm thứ Hai từ mức 18.575,64 vào hôm thứ Năm tuần trước theo dữ liệu từ CryptoCompare. Một số chuyên gia còn dự báo đồng Bitcoin thậm chí có thể chạm mức 6.000 USD trong năm nay.

Ông Aurelien Menant, CEO sàn giao dịch Gatecoin nhận định, "Nguồn vốn đầu tư đổ vào đồng Bitcoin đang tăng mạnh do nhu cầu đồng tiền này ở các thị trường châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc. Vì vậy nếu đồng Bitcoin có tăng lên 6.000 USD thì tôi cũng không quá bất ngờ vì điều này."

Theo Đức Quỳnh

NDH

Đọc tiếp »

Chủ tịch Quốc hội: Không có quốc gia nào quản lý nợ công giống Việt Nam với 1 người vay, 1 người dùng, 1 người trả

“Đi vay mà tới hạn trả nợ không trả được phải đi vay để trả thì là không an toàn kể cả chưa đến mốc 65% GDP”, người đứng đầu Quốc hội phân tích trong phiên thảo luận tổ về dự án Luật quản lý nợ công (sửa đổi) chiều ngày 30/5.

Chẳng có quốc gia nào giống chúng ta

Đó là lời của Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2016 – 2021 Nguyễn Thị Kim Ngân trong phiên thảo luận tổ về Luật quản lý nợ công (sửa đổi) chiều ngày 30/5.

"Cái tồn tại lớn nhất của quản lý nhà nước về nợ công là gì? Đó là 3 cơ quan cùng làm việc quản lý nợ công. Một người đi đàm phán đi vay, một người về phân bổ số nợ vay, một người đi trả nợ. Một bất hợp lý mà chẳng có quốc gia nào giống chúng ta", Chủ tịch Quốc hội nói về thực trạng hiện nay 3 bộ cùng quản lý nợ công.

Theo quy định trong Luật Quản lý nợ công 2009, Bộ Tài chính là cơ quan giúp Chính phủ thống nhất quản lý nợ công, chủ trì đàm phán, ký kết các hiệp định, thỏa thuận vay cụ thể (trừ các thỏa thuận vay với các tổ chức tài chính quốc tế do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì). Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thống nhất quản lý vốn vay ODA, trong đó chủ trì vận động, điều phối, đàm phán ký kết các hiệp định khung về ODA và vay ưu đãi. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện vai trò chủ trì đàm phán ký kết các hiệp định vay ODA với các tổ chức tài chính quốc tế (Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á).

Tuy nhiên thực tế hiện nay việc huy động vốn vay nợ công bị phân tán ngay trong các quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các Bộ, trong đó trực tiếp liên quan là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính nên không đảm bảo quản lý thống nhất, làm giảm hiệu quả và tính chuyên nghiệp công tác quản lý nợ công, gây khó khăn cho công tác giám sát và kiểm soát rủi ro các chỉ tiêu an toàn nợ cũng như hạn chế trong việc gắn trách nhiệm giải trình đối với các hoạt động quản lý nhà nước về quản lý nợ công.

Chủ tịch Quốc hội giải thích thêm điều này một phần do đặc thù bộ máy tổ chức: "Ở các nước, Ngân hàng nhà nước không phải thành viên của Chính phủ, là ngân hàng trung ương của các ngân hàng. Đi vay là Bộ tài chính đàm phán đi vay, Bộ tài chính mới là người được cử nằm trong các tổ chức tiền tệ quốc tế như World Bank, IMF, ADB. Tất cả không phải là ngân hàng mà là tổ chức tài chính của quốc tế.

Do bộ máy, hệ thống của chúng ta, Ngân hàng nhà nước được xem là thành viên của chính phủ, cơ quan ngang bộ, thống đốc ngân hàng là thành viên chính phủ. Nên các cuộc họp thường niên các nước là đại diện Bộ tài chính còn Việt Nam là Thống đốc ngân hàng. Sau các cuộc họp thường niên thường có cuộc họp các bộ trưởng Bộ Tài chính thì Việt Nam cử Thứ trưởng đi vì ngồi chỗ kia là Thống đốc ngân hàng. Nên do tổ chức bộ máy nhà nước chúng ta khác nên bất hợp lý rất nhiều."

Cuộc cách mạng về quản lý nợ công

"Quốc hội lần này nếu sửa được sẽ tạo ra cuộc cách mạng về quản lý nhà nước về nợ công, may ra mới chấn chỉnh được", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Theo bà Ngân, dự án Luật hiện nay vẫn thiết kế theo hướng 3 nhánh: 1 người đi vay, 1 người dùng, 1 người trả nợ. Cụ thể Điều 19 quy định Nhiệm vụ quyền hạn của Bộ tài chính là quản lý nhà nước về nợ công, lập kế hoạch vay, kế hoạch trả nợ công, tổng mức vay, lập để đảm bảo không quá khả năng ngân sách.

"Ở Việt Nam cứ giao cái gì cho ai làm quen thì khó cải cách. Người ta không nhả ra nhiệm vụ, chức năng đó, không ai buông ra. Nên mấu chốt vấn đề ngay tại điều 19, 20, 21", Chủ tịch Quốc hội nhận định.

Theo đánh giá của bà Ngân, hiện nay về mặt chỉ tiêu an toàn nợ công giám sát của Quốc hội cho thấy vẫn đảm bảo, cơ cấu nợ công tốt hơn nhưng vẫn chưa giải quyết được vấn đề 3 cơ quan cùng quản lý nợ công. Thực ra có nước đi vay tới 200% GDP nhưng vẫn không sao hết do người ta có khả năng trả nợ. Nhật, Mỹ là 200% nhưng vẫn an toàn. Nên thực ra làm luật khó nhất là chức năng nhiệm vụ Bộ đó được thiết kế trong đó là gì.

"Chỉ tiêu 65% hay 50% do Quốc hội quy định theo từng thời kỳ nhưng bản chất an toàn nợ công là đi vay tiền, tới hạn, cân đối được để trả nợ thì mới là an toàn. Đi vay mà tới hạn trả nợ không trả được phải đi vay để trả thì là không an toàn kể cả chưa đến mốc 65% GDP", người đứng đầu Quốc hội phân tích.

Cơ cấu nợ công tốt như hiện tại là do sự quyết liệt của Quốc hội trước tình trạng vay nợ ngắn hạn trước đây của Chính phủ. "Ngày xưa vay ngắn hạn 1 năm, 2 năm, 3 năm, vay về chưa phân bổ xong là tới hạn trả nợ. Đã có tình trạng chia xong, vốn chưa tới đã tới thời hạn trả nợ. Quốc hội thấy tình trạng vay để đáo hạn nên nghị quyết của Quốc hội rất đúng và kịp thời. Bộ tài chính đã tái cơ cấu lại nợ vay, không được vay kỳ hạn dưới 5 năm. Quốc hội không chấp nhận tình trạng đi vay hàng năm", bà Ngân nhắc lại.

Thảo Nguyên

Theo Trí Thức Trẻ

Đọc tiếp »

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Tổng thư ký Liên hợp quốc

Chiều 30/5 theo giờ New York, tức sáng 31/5, theo giờ Hà Nội, tại Trụ sở Liên hợp quốc, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã hội đàm với Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh Việt Nam coi quan hệ với Liên hợp quốc là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại.

Hai bên nhất trí trong bối tình hình quốc tế hiện nay, Liên hợp quốc cần tiếp tục phát huy vai trò là tổ chức đa phương lớn nhất toàn cầu, thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia nhằm bảo đảm hòa bình, an ninh và phát triển trên toàn thế giới.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định là thành viên có trách nhiệm của Liên hợp quốc, Việt Nam đã và đang đóng góp tích cực vào công việc chung của Liên hợp quốc, trong đó có việc vừa hoàn thành nhiệm kỳ thành viên Hội đồng Nhân quyền, đang đảm nhiệm vai trò thành viên Hội đồng Kinh tế Xã hội và Hội đồng chấp hành UNESCO và dự kiến sẽ ứng cử vào vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2020-2021.

Thủ tướng đề nghị Liên hợp quốc tăng cường hỗ trợ Việt Nam trong việc triển khai Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững, Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu và Khung hành động Sendai về giảm rủi ro thiên tai; nhấn mạnh Việt Nam đã quyết định là một trong 10 nước đi đầu thực hiện sáng kiến của Liên hợp quốc về ứng phó với En Ni-nô và La Ni-na.

Tổng Thư ký Guterres đánh giá cao những thành tựu kinh tế, xã hội mà Việt Nam đạt được trong thời gian qua, đặc biệt trong việc thực hiện các Mục tiêu thiên niên kỷ và mong muốn Việt Nam sẽ thành công trong việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững.

Tổng Thư ký ghi nhận những đóng góp tích cực của Việt Nam tại các cơ chế Liên hợp quốc cũng như việc tiếp tục tham gia vào các lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.

Tổng Thư ký nhấn mạnh Liên hợp quốc sẽ thúc đẩy hợp tác với Việt Nam, thông qua việc triển khai Kế hoạch chiến lược chung giai đoạn 2017-2021.

Trao đổi về tình hình quốc tế và khu vực, Thủ tướng thông báo cho Tổng Thư ký về các diễn biến gần đây ở Biển Đông và đề nghị Tổng Thư ký ủng hộ và thúc đẩy việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982, tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp lý, sớm hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Tổng Thư ký ghi nhận và nhấn mạnh vai trò của ngoại giao phòng ngừa, giải quyết xung đột, tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế.

Nhân kỷ niệm 40 năm quan hệ Việt Nam-Liên hợp quốc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mời Tổng Thư ký sang thăm Việt Nam trong năm nay. Tổng thư ký cảm ơn và mong muốn thăm Việt Nam vào một thời điểm thích hợp.

Cùng ngày tại trụ sở Liên hợp quốc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự và phát biểu tại Lễ kỉ niệm 40 năm Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc trước sự chứng kiến của Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Peter Thompson, các quan chức cấp cao của Liên hợp quốc và các Đại sứ, Trưởng đại diện phái đoàn các nước.

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc lại thời khắc thiêng liêng khi quốc kỳ Việt Nam lần lần đầu tiên được kéo lên tại trụ sở Liên hợp quốc cách đây 40 năm, đánh dấu sự công nhận của cộng đồng quốc tế đối với một nước Việt Nam độc lập, tự do, thống nhất, mở ra thời kỳ Việt Nam bước vào hội nhập quốc tế.

Thủ tướng nhấn mạnh người dân Việt Nam luôn ghi nhớ sự hỗ trợ hết sức quý báu của Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế trong quá trình tái thiết đất nước sau chiến tranh, phát triển và đạt được những thành tựu như ngày hôm nay.

Thủ tướng khẳng định Việt Nam coi trọng quan hệ hợp tác với Liên hợp quốc và cho rằng trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, cần phát huy vai trò trung tâm của Liên hợp quốc, đặc biệt trong gìn giữ hòa bình, an ninh quốc tế, giải quyết các xung đột, tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.

Thủ tướng đồng thời khẳng định Việt Nam luôn là một quốc gia thành viên có trách nhiệm của Liên hợp quốc, tích cực cùng các nước thành viên đề cao Hiến chương Liên hợp quốc và ủng hộ cải tổ Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả, minh bạch, dân chủ hóa. Trên cơ sở đó, Việt Nam sẽ tăng cường quy mô tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình, nỗ lực đưa sáng kiến “Thống nhất hành động” của Liên hợp quốc tại Việt Nam lên một giai đoạn phát triển mới.

Cũng nhân dịp này, Thủ tướng mong muốn các nước ủng hộ Việt Nam làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021 và nhấn mạnh cam kết của Việt Nam tích cực đóng góp vào việc thực hiện các sứ mệnh cao cả của Liên hợp quốc.

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Tổng Thư ký Liên hợp quốc và Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc đều chúc mừng những thành tựu phát triển của Việt Nam trong 4 thập kỷ qua và ghi nhận những đóng góp của Việt Nam đối với các công việc của Liên hợp quốc.

Chiều cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu Cấp cao Chính phủ Việt Nam đã rời thành phố New York, lên đường tới thủ đô Washington, kết thúc các hoạt động tại New York trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ.

Theo PV

Vietnam+

Đọc tiếp »

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Việt Nam chào đón các doanh nghiệp Hoa Kỳ

Nhân dịp thăm chính thức Hoa Kỳ, sáng 30/5 theo giờ New York, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự tọa đàm bàn tròn về hợp tác đầu tư Hoa Kỳ-Việt Nam do Quỹ đầu tư Harbinger và Công ty tư vấn Asia Group tổ chức với sự tham dự của Chủ tịch và Giám đốc điều hành của hơn 20 tập đoàn tài chính, quỹ đầu tư và doanh nghiệp lớn của Hoa Kỳ.

Phát biểu tại buổi tọa đàm trong chuyến công du Hoa Kỳ lần đầu tiên trên cương vị Thủ tướng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn ông Phil Falcone - Chủ tịch Quỹ Harbinger và ông Kurt Campbell - Chủ tịch Asia Group đã tổ chức buổi gặp mặt rất ý nghĩa này.

Thủ tướng cho rằng đây là cơ hội tốt để các bên cùng trao đổi về các định hướng, cơ hội hợp tác đầu tư giữa Việt Nam-Hoa Kỳ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết đến nay, Hoa Kỳ đã trở thành một trong những đối tác đầu tư hàng đầu của Việt Nam với 835 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 10,2 tỷ USD. Nhiều tập đoàn hàng đầu của Hoa Kỳ đã có mặt tại Việt Nam từ rất sớm và đang đầu tư, kinh doanh rất thành công tại Việt Nam. Về thương mại, Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam với kim ngạch xuất, nhập khẩu năm 2016 đạt hơn 47 tỷ USD.

Thông tin đến lãnh đạo các tập đoàn Hoa Kỳ về tình hình kinh tế-xã hội của Việt Nam sau hơn 3 thập kỷ đổi mới, mở cửa và hội nhập, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình với mức độ hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, là bạn hàng thân thiết, gần gũi của hầu hết các nền kinh tế trên thế giới.

Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam đang thúc đẩy hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) gắn với cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước lớn trong các lĩnh vực như: vận tải, hạ tầng, lương thực, viễn thông, nông nghiệp, dịch vụ, du lịch...

Trao đổi về cán cân thương mại, Thủ tướng cho rằng tốc độ xuất khẩu của Hoa Kỳ vào Việt Nam ngày càng cao và cùng với các văn bản hợp tác được ký kết trong chuyến thăm Hoa Kỳ lần này, Thủ tướng tin tưởng sẽ tạo ra khối lượng thương mại theo hướng cân bằng hơn, phát huy lợi thế của mỗi bên. Xu hướng đó không hề mâu thuẫn mà bổ trợ cho nhau như Việt Nam nhập máy móc thiết bị và một số sản phẩm từ Hoa Kỳ trong khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ những sản phẩm mà người Mỹ ưa dùng như cá, tôm, trái cây, giầy dép...

Lấy ví dụ về trường hợp giầy Nike đang xuất khẩu vào Hoa Kỳ 138 triệu đôi một năm, Thủ tướng cho rằng nếu đôi giày đó có giá 100 USD thì phía Việt Nam chỉ hưởng lợi 22 USD còn 78 USD là người Hoa Kỳ hưởng.

Những nội dung chủ đạo được các nhà đầu tư đề cập và trao đổi với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đại diện lãnh đạo các bộ, ngành của Việt Nam liên quan đến việc thực thi chính sách của Chính phủ trong việc cải thiện môi trường đầu tư, phát triển thị trường chứng khoán, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước…

Các nhà đầu tư đều đánh giá Việt Nam là quốc gia giàu tiềm năng đầu tư trên nhiều lĩnh vực, có nguồn nhân lực dồi dào, chính trị xã hội ổn định, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và đang có một quyết tâm mạnh mẽ trong việc thúc đẩy sự vươn lên mạnh mẽ của cộng đồng doanh nghiệp.

Chủ tịch Quỹ Harbinger Phil Falcone, chủ đầu tư Dự án Hồ Tràm tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu với vốn đăng ký đầu tư 4,2 tỷ USD, khẳng định cam kết tiếp tục thúc đẩy các doanh nghiệp, nhà đầu tư của Hoa Kỳ quan tâm hơn nữa tới thị trường Việt Nam, góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Hoa Kỳ thời gian tới.

Ông Falcone mong muốn Chính phủ Việt Nam tiếp tục tạo điều kiện để các doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư lâu dài và ổn định ở Việt Nam.

Ông Charles Kaye, lãnh đạo Warburg Pincus - tập đoàn đã đầu tư vào du lịch, tại Việt Nam thì cho rằng Việt Nam là điểm đến của nhiều cơ hội đầu tư với đặc điểm là tầng lớp trung lưu ngày càng đông, là một hạ tầng thuận lợi để các nhà đầu tư tiếp cận các dịch vụ bán lẻ và chăm sóc sức khỏe, công nghệ mới.

Đại diện hãng KKR Global Institute thì cho biết hãng đang chuẩn bị một quỹ hơn 9 tỷ USD cho đầu tư vào các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam, một thị trường có dân số trẻ, GDP tăng trưởng cao và là thị trường có sức cạnh tranh toàn cầu hấp dẫn.

Tham gia đối thoại tại cuộc tọa đàm, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng đã đến lúc các doanh nghiệp Hoa Kỳ cần có những quyết định nhanh chóng trong việc triển khai các chương trình, dự án của mình trên cơ sở nhận diện rõ cơ hội đầu tư vào Việt Nam - một môi trường đầu tư với rất nhiều lợi thế riêng.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng nêu rõ Việt Nam khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Việt Nam, bổ sung nguồn vốn để phát triển doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy việc làm, chuyển giao công nghệ.

Trân trọng cảm ơn những chia sẻ cởi mở, thẳng thắn của lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Hoa Kỳ, nhất là những góp ý nhằm nâng cao hiệu quả việc cải thiện môi trường đầu tư, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ Chính phủ Việt Nam ghi nhận và sẽ xem xét thỏa đáng những đề xuất, khuyến nghị này trong quá trình xây dựng chính sách thời gian tới.

Nhắc lại câu nói của Tổng thống Roosevelt: “Khi tin thì bạn đã đạt được một nửa thành công,” Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng mối quan hệ hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ bước qua tuổi 20, tuổi đủ bản lĩnh, sức trẻ, vượt qua nhiều thử thách và cũng tràn đầy khát vọng, hoài bão, vươn tới những mục tiêu cao đẹp.

Thủ tướng nêu rõ với những chính sách thông thoáng, hấp dẫn và trên hết là tiềm năng con người, tiềm năng về phát triển, Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì vị thế là cửa ngõ đến của một khu vực ASEAN năng động - điểm đến đầu tư mang tầm chiến lược của các đối tác nước ngoài và cũng là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu hiện nay.

"Cánh cửa luôn mở rộng, những cơ hội hiện hữu, Việt Nam luôn chào đón và khuyến khích các bạn đầu tư vào các lĩnh vực có thế mạnh, như phát triển kết cấu hạ tầng, dịch vụ chất lượng cao, năng lượng, công nghiệp chế tạo, du lịch, đặc biệt là thị trường vốn đang có nhu cầu rất lớn tại Việt Nam," Thủ tướng nói.

Thủ tướng khẳng định đây là thời điểm chín muồi để doanh nghiệp Hoa Kỳ với những thương hiệu, kinh nghiệm, công nghệ và nguồn lực tài chính dồi dào tham gia mạnh mẽ hơn vào tiến trình tái cơ cấu lại nền kinh tế của Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.

Nhấn mạnh đến vấn đề này, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, Thủ tướng nhấn mạnh Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục xây dựng Chính phủ kiến tạo, hành động, minh bạch hơn, thân thiện với doanh nghiệp, có độ mở cao và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp và nhà đầu tư bao gồm doanh nghiệp Hoa Kỳ dễ dàng tiếp cận các cơ hội, tiềm năng, hoạt động kinh doanh bình đẳng tại Việt Nam trên nguyên tắc 2 bên cùng có lợi.

Thủ tướng cũng bày tỏ hoan nghênh các doanh nghiệp Hoa Kỳ tham gia đầu tư vào thị trường thuốc chữa bệnh ở Việt Nam theo hướng cạnh tranh hơn, thuận lợi hơn và người dân có lợi hơn. Việt Nam cũng sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư Hoa Kỳ tham gia vào thị trường cổ phiếu, trái phiếu, phát triển công nghệ thông tin, giáo dục đào tạo, hàng không tại Việt Nam và nhiều lĩnh vực khác.

Cũng trong ngày 30/5 theo giờ New York, Thủ tướng cũng có các cuộc gặp với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Hoa Kỳ đang có những dự án đầu tư lớn tại Việt Nam như Exxon Mobil, Coca Cola, Nike.

Tại các cuộc gặp, Thủ tướng đã chia sẻ những thành tựu kinh tế-xã hội quan trọng của Việt Nam sau hơn ba thập kỷ đổi mới, mở cửa và hội nhập; khẳng định chủ trương cải cách kinh tế và hội nhập quốc tế của Việt Nam; khái quát những chính sách và đổi mới về kinh tế của Việt Nam nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước kinh doanh tại Việt Nam. Thủ tướng hoan nghênh, chào đón các nhà đầu tư Hoa Kỳ làm ăn, kinh doanh tại Việt Nam.

Theo PV

Vietnam+

Đọc tiếp »

Thúc đẩy phía Hoa Kỳ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 30/5, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sang Hoa Kỳ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và Trưởng Đại diện thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer đã có buổi làm việc cấp Chủ tịch Hội đồng Thương mại và Đầu tư Việt Nam-Hoa Kỳ (Hội đồng TIFA).

Tại buổi làm việc, Trưởng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ đánh giá cao việc Việt Nam vừa tổ chức thành công Hội nghị MTR 23, đồng thời cám ơn sự hiếu khách và chu đáo của nước chủ nhà dành cho ông trong chuyến thăm Việt Nam vừa qua.

Ông Robert Lighthizer khẳng định Hội đồng thương mại và đầu tư Việt Nam-Hoa Kỳ là một cơ chế đối thoại quan trọng để xử lý các vấn đề kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước.

Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cám ơn sự đón tiếp nồng hậu của Trưởng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer và đóng góp của Cơ quan Đại diện thương mại Hoa Kỳ vào thành công trong chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đồng thời đề nghị Trưởng Đại diện thương mại Hoa Kỳ với vai trò cá nhân của mình sẽ tiếp tục đóng góp hơn nữa cho việc tăng cường quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước.

Với tinh thần hợp tác, thẳng thắn đối thoại, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh và Trưởng đại diện thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer đã cùng nhau thảo luận để tháo gỡ các rào cản kinh tế, thương mại giữa hai nước.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh đã nêu quan điểm và hướng xử lý của Việt Nam đối với các vấn đề kinh tế, thương mại, đầu tư mà phía Hoa Kỳ đặc biệt quan tâm như vấn đề quảng cáo trên các trang mạng xã hội của Hoa Kỳ, dịch vụ thanh toán điện tử, nhập khẩu một số sản phẩm nông nghiệp…

Đồng thời, Bộ trưởng thúc đẩy phía Hoa Kỳ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, đánh giá kỹ lưỡng và có các quyết định công bằng, phù hợp với các quy định luật pháp của Hoa Kỳ và WTO về chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với hàng hóa của Việt Nam, dỡ bỏ chương trình điều tra cá da trơn và đẩy nhanh thủ tục cấp phép nhập khẩu trái cây từ Việt Nam…

Hai đồng Chủ tịch TIFA cũng thống nhất sẽ tăng cường hơn nữa hoạt động của Hội đồng Thương mại và Đầu tư Việt Nam-Hoa Kỳ nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh và thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước trong thời gian tới.

Theo PV

Vietnam+

Đọc tiếp »

‘Việt Nam xuất khẩu 100 USD, Mỹ hưởng lợi 78 USD’

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nếu một đôi giày Nike có giá 100 USD thì phía Việt Nam chỉ hưởng lợi 22 USD còn 78 USD là Hoa Kỳ hưởng.

Cán cân thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ là một trong những vấn đề được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề cập khi dự tọa đàm bàn tròn về hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp Hoa Kỳ tối 30/5 (giờ Hà Nội).

Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, năm 2016 vừa qua, buôn bán hai chiều đạt 53 tỷ USD, trong đó Mỹ nhập siêu tới 30,9 tỷ USD.

Tuy nhiên, Thủ tướng lưu ý tới một khía cạnh khác trong quan hệ thương mại Việt – Mỹ. Lấy ví dụ về trường hợp giày Nike đang xuất khẩu vào Hoa Kỳ với số lượng 138 triệu đôi/năm, Thủ tướng cho rằng, nếu một đôi giày đó có giá 100 USD thì phía Việt Nam chỉ hưởng lợi 22 USD còn 78 USD là Hoa Kỳ hưởng.

Cũng theo Thủ tướng, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Mỹ vào Việt Nam ngày càng cao, trong 10 năm qua tăng 5 lần. Trong chuyến đi này, các doanh nghiệp hai bên sẽ ký các hợp đồng thương mại trị giá nhiều tỷ USD, sẽ tạo ra hàng chục nghìn việc làm tại Mỹ và tăng xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam và của Việt Nam sang Hoa Kỳ, góp phần cải thiện đời sống cho rất nhiều người lao động ở hai nước.

“Hai nền kinh tế Việt Nam và Hoa Kỳ hoàn toàn có tính bổ sung cho nhau và càng tăng cường hợp tác chúng ta có nhiều lợi ích”, theo thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trên tờ Washington Times ngày 30/5.

Cụ thể, Thủ tướng cho biết Việt Nam thường nhập khẩu từ Hoa Kỳ máy bay (Boeing), động cơ điện, thiết bị y tế công nghệ cao, dược phẩm, trong năm 2016, đã nhập gần 1,5 triệu tấn ngô, đỗ tương, lúa mỳ, 0,5 triệu tấn bông…

Ngược lại Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ những mặt hàng tôm, cá tra, rau quả, đồ gỗ, hàng may mặc, giầy dép… mà người dân Hoa Kỳ ưa dùng. Giữa tháng 5/2017, Tập đoàn sữa lớn nhất Việt Nam - Vinamilk đã nhập 2.000 con bò sữa cao sản từ Hoa Kỳ và sẽ là 8.000 con trong năm nay để nhân rộng nguồn sữa chất lượng cao cho trẻ em Việt Nam.

Thủ tướng tin tưởng rằng các văn bản hợp tác được ký kết trong chuyến thăm Mỹ lần này sẽ làm cân bằng hơn cán cân thương mại, phát huy lợi thế của mỗi bên, bổ trợ cho nhau.

Sau khi Hoa Kỳ rút khỏi TPP, hai bên đã tái khởi động Cơ chế hợp tác theo Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư (TIFA) để trao đổi, hợp tác giải quyết những vấn đề cùng quan tâm trong lĩnh vực kinh tế-thương mại. Hiện tại các cơ quan chức năng của Việt Nam và Hoa Kỳ đang tích cực trao đổi, hoàn thiện cơ chế hợp tác thương mại theo hướng hiệu quả, thuận tiện và đôi bên cùng có lợi.

“Có thể thời điểm này, việc theo đuổi các thỏa thuận tự do thương mại đa phương như TPP chưa được Hoa Kỳ ưu tiên. Chúng tôi tôn trọng quyết định của Hoa Kỳ, nhưng tôi tin là xu thế tự do hóa, liên kết kinh tế vẫn được Hoa Kỳ thúc đẩy trong các thỏa thuận song phương”, Thủ tướng trả lời phỏng vấn Bloomberg trước chuyến thăm.

Cần giải tỏa băn khoăn về thương mại Việt-Mỹ

Trao đổi với Báo Điện tử Chính phủ về những kỳ vọng đối với chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc bắt đầu từ ngày 29/5, TS Trần Du Lịch cho rằng trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ, giới doanh nghiệp hiện đang có những băn khoăn, lo lắng vì hiện Việt Nam được cho là nằm trong nhóm các nền kinh tế mà Mỹ đang nhập siêu lớn.

"Tôi cho rằng, cộng đồng doanh nghiệp mong muốn chuyến đi của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới Mỹ sẽ giải tỏa được tâm lý lo lắng trên, và Mỹ sẽ không thay đổi chính sách thương mại với Việt Nam, để không ảnh hưởng đến sản xuất trong nước", ông Trần Du Lịch nói.

Ông Trần Du Lịch phân tích thêm, Việt Nam xuất siêu sang Mỹ và giá trị xuất khẩu sang Mỹ chiếm khoảng hơn 20% trị giá xuất khẩu của Việt Nam, nhưng so với thị trường Mỹ vẫn còn rất nhỏ. Nếu xét theo dân số, Việt Nam đứng thứ 14, chiếm hơn 1% dân số của thế giới, nhưng xuất khẩu của Việt Nam so với tổng nhập khẩu của thế giới mới chỉ chiếm chỉ khoảng 0,5%.

Do vậy, nếu chia thị phần nhập khẩu của thế giới theo tỷ lệ dân số, xuất khẩu của Việt Nam phải ở mức 500 tỷ USD, tức gấp 3 lần hiện nay và điều này hoàn toàn có thể bởi năng lực sản xuất của Việt Nam vẫn còn lớn.

Theo Hà Chính

Chinhphu.vn

Đọc tiếp »